Showing posts with label Tin Y Học. Show all posts
Showing posts with label Tin Y Học. Show all posts

Jul 10, 2014

Bao bì đựng thực phẩm chứa nhiều hóa chất nguy hiểm

Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 170 hóa chất nguy hiểm được sử dụng một cách hợp pháp trong việc sản xuất bao bì đựng thực phẩm. Theo họ, các hóa chất độc hại này có liên quan đến ung thư, biến đổi về gen và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nhưng Sở Tiêu chuẩn Thực phẩm (Food Standards Agency) giải thích tất cả các bao bì thực phẩm đều nằm trong tiêu chuẩn Châu Âu và sự hiện diện của các hóa chất là không đáng lo ngại nếu chúng được sử dụng trong "giới hạn".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phụ gia thực phẩm và chất gây ô nhiễm. Nghiên cứu phát hiện khoảng 175 hóa chất khác nhau trong các bao bì thực phẩm và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe. Họ phát hiện ra rằng các chất này có thể can thiệp vào việc sản xuất tinh trùng, gây ra dị tật bộ phận sinh dục và gián đoạn sản xuất hormone trong cơ thể.

bao-bi-dung-thuc-pham-chua-nhieu-hoa-chat-nguy-hiem-song-khoe-cung-toi


Nghiên cứu phát hiện khoảng 175 hóa chất khác nhau trong các bao bì thực phẩm và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe. Ảnh minh họa

Bác sĩ Jane Muncke, Giám đốc điều hành của Mạng bao bì thực phẩm, cơ quan tiến hành nghiên cứu, cho biết: "Từ góc độ người tiêu dùng, chắc chắn việc phát hiện hóa chất được cố ý sử dụng trong vật liệu tiếp xúc thức ăn là điều bất ngờ và không ai mong muốn".

Danh mục hóa chất được tìm thấy trong bao bì, bao gồm những chất tích tụ trong môi trường và cơ thể con người. Trong đó, phthalates được sử dụng rộng rãi như một chất hoá dẻo. Đây là một trong những ví dụ về các chất có thể gây ra khả năng sinh sản nam và ung thư.

Benzophenones và hợp chất hữu cơ, cũng được tìm thấy trong các loại mực in và các lớp phủ của bao bì thực phẩm, cũng được tìm thấy. Tiến sĩ Muncke cho biết phần lớn các hóa chất được phát hiện trong nghiên cứu đều là "các chất nguy hiểm ở mức cao (SVHC), do tổ chức phi chính phủ REACH chuyên phụ trách vấn đề Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất quy định.

Theo quy định của châu Âu, các hóa chất này cần được đăng kí và có giấy phép sử dụng. Tuy nhiên, các hướng dẫn sử dụng không được in trên bao bì sản phẩm.

iến sĩ Muncke nói thêm: "Hóa chất có đặc tính độc tính cao có thể được sử dụng hợp pháp trong sản xuất bao bì thực phẩm nhưg nó lại không có trong trong các sản phẩm tiêu dùng khác như máy tính, dệt may và sơn mặc dù tiếp xúc với các vật liệu này ít hơn".

Báo cáo cũng nói rõ: "Bao bì thực phẩm là một trong những nguồn có thể đưa hóa chất vào thức ăn, một số hóa chất có thể gây các bệnh mãn tính".

Một phát ngôn viên thuộc Cục Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh đã trấn an mọi người rằng, bao bì thực phẩm đều an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn châu Âu và người tiêu dùng không nên quá lo ngại về việc hóa chất trong có trong bao bì thực phẩm cũng như những hạn định trong quá trình sử dụng.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Jul 5, 2014

Những lợi ích từ Vitamin C

1. Tăng tuổi thọ

Theo các nhà nghiên cứu, nếu bạn cung cấp vitamin C cho cơ thể từ nguồn rau xanh và hoa quả sẽ tốt hơn việc dùng các viên vitamin bổ sung và nó cũng góp phần giúp kéo dài tuổi thọ cho bạn. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng nếu cung cấp từ 300-400 mg vitamin C mỗi ngày có thể giúp nam giới sống thêm khoảng 6 năm so với bình thường, đối với phụ nữ, số năm tuổi thọ tăng thêm khoảng 1 năm.

2. Ngừa bệnh ung thư

Vitamin C từ lâu đã được xem như một vũ khí tự nhiên giúp hổ trợ phòng chống ung thư. Tính chống oxy hóa của loại vitamin này giúp bảo vệ các tế bào và DNA khỏi bị hư hại và đột biến.

Nó hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng chống ung thư và ngăn ngừa các hợp chất gây ung thư hình thành trong cơ thể. Vitamin C làm giảm nguy cơ mắc bệnh đối với gần như tất cả các loại ung thư. Theo các nhà khoa học, chất dinh dưỡng này không trực tiếp tấn công tế bào ung thư  nhưng nó giúp nuôi dưỡng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để chiến đấu với bệnh ung thư.

nhung-loi-ich-tu-vitamin-c-song-khoe-cung-toi


3. Tăng cường sức khỏe xương

Ai cũng biết rằng cách tốt nhất để ngăn ngừa loãng xương là cung cấp cho cơ thể một lượng lớn canxi từ các thực phẩm như sữa. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết một điều nữa là hấp thu nhiều vitamin C cũng có hiệu quả giúp tránh tình trạng xương giòn, dễ gẫy. Phụ nữ sau mãn kinh được dùng viên bổ sung vitamin C sẽ có mật độ xương cao hơn đáng kể so với những người bị thiếu hụt loại vitamin này.

4. Cải thiện thị giác

Bổ sung đủ vitamin C cho cơ thể có thể chống lại chứng đục thủy tinh thể nhờ khả năng tăng lưu lượng máu đến mắt, nhờ đó giữ đôi mắt của bạn khỏe mạnh hơn. Hiệu ứng này có liên quan đến tính chống oxy hóa của vitamin C.

Theo các nhà nghiên cứu, mắt của chúng ta cần rất nhiều vitamin C để chống lại tất cả các gốc tự do hình thành từ tác động của ánh sáng mặt trời lên mắt. Vì vậy, các chuyên  gia sức khỏe cũng khuyến cáo bạn nên dùng đủ 1.000 mg vitamin C mỗi ngày để có thể ngăn chặn bệnh đục thủy tinh thể khi lớn tuổi.


5. Hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa

Những người có mức độ vitamin C trong cơ thể đạt mức tiêu chuẩn (không thừa, không thiếu) có khả năng giảm mỡ nhiều hơn đến 25-30% so với những người bị thiếu hụt vitamin C khi tập những bài tập thể dục giống nhau. Điều này được lý giải như sau: vitamin C giúp tổng hợp các acid amin L-Carnitine, giúp chuyển hóa chất béo thành năng lượng và cơ thể sẽ sử dụng phần năng lượng này cho các bài tập thể dục cũng như các hoạt động bình thường.

6. Phòng ngừa đột quỵ và các vấn đề tim mạch

Theo một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị thường niên của Viện Hàn lâm Thần kinh học ở Philadelphia, Mỹ. Các nhà nghiên cứu so sánh 65 người đã bị đột quỵ và 65 người khỏe mạnh. Kết quả cho thấy, bệnh nhân đột quỵ có nồng độ của vitamin C trong máu rất thấp, trong khi những người khỏe mạnh có nồng độ bình thường. Đó là bởi vì các chất chống oxy hóa khác, vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách ngăn chặn các gốc tự do từ thành và gây tổn hại cho động mạch tránh hình thành mảng bám trong thành động mạch.

Chất dinh dưỡng này cũng giữ cholesterol trong máu ở mức ổn định, nhờ đó ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. Những bệnh nhân bị cao huyết áp cũng có thể cải thiện tình trạng huyết áp khi được bổ sung đầy đủ vitamin C.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Hóa chất gây ung thư trong cà phê, bim bim

Nhà chức trách y tế ở châu Âu từ lâu đã biết tới các quan ngại về acrylamide và họ yêu cầu EFSA xác định quy mô của vấn đề cũng như nguy cơ hóa chất có thể gây ra. Trong báo cáo tham vấn vừa được công bố, cơ quan này cảnh báo: "EFSA đã xác thực những đánh giá trước đây rằng, dựa vào các nghiên cứu trên động vật, acrylamide trong thực phẩm tiềm tàng khả năng tăng nguy cơ phát triển ung thư đối với người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi".

hoa-chat-gay-ung-thu-trong-ca-phe-bim-bim-song-khoe-cung-toi

Một số thực phẩm có chứa lượng acrylamide cao. Hóa chất này hình thành khi chúng ta nướng, chiên và làm nâu thực phẩm. Ảnh minh họa: Shutterstock

Theo EFSA, cà phê, các sản phẩm khoai tây chiên, bánh quy, bánh mỳ nướng và các thực phẩm nhất định dành cho trẻ em là những nguồn thức ăn quan trọng có chứa acrylamide. Cơ quan này đề xuất có thể cần phải thiết lập các khung kiểm soát pháp lý mới đối với ngành công nghiệp thực phẩm nhằm cố gắng giảm lượng hóa chất dễ gây ung thư trong các sản phẩm bày bán ở nhà hàng và siêu thị.

EFSA cho rằng, việc đưa ra các khuyến cáo mới đối với những đầu bếp ở các hộ gia đình, nhằm giúp họ cắt giảm lượng acrylamide trong các bữa ăn tại gia cũng rất cần thiết.

Các hãng sản xuất thực phẩm ở Anh đang đối mặt với áp lực phải thay đổi phương pháp nấu nướng và công thức của họ nhằm giảm lượng hóa chất gây ung thư hình thành trong quá trình chế biến món ăn. Bất chấp điều này, acrylamide vẫn tồn tại với hàm lượng cao trong một số sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm quay/nướng và chiên/rán.

Một nghiên cứu hồi năm ngoái của Ủy ban Các tiêu chuẩn thực phẩm của Anh (FSA) từng phát hiện mức acrylamide tăng cao trong các thực phẩm của những nhãn hàng lớn, từ đồ chiên/rán của KFFC tới bim bim khoai tây và khoai tây chiên, bánh quy gừng và thâm chí cả bột ngũ cốc ăn sáng.

Tiến sĩ Diane Benford, chủ tịch một ủy ban EFSA điều tra về acrylamide, cho biết: "Acrylamide đi vào cơ thể qua đường miệng được hấp thu từ hệ thống dạ dày - ruột, phân phát tới mọi cơ quan nội tạng và được chuyển hóa rộng khắp. Glycidamide, một trong những chất chuyển hóa chính từ quá trình này, là nguyên nhân nhiều khả năng gây đột biến gen và hình thành khối u nhất, quan sát được trong các nghiên cứu ở động vật".

Tuy nhiên, tiến sĩ Benford nhấn mạnh, các nghiên cứu về sự nguy hại của acrylamide đối với người cho tới hiện nay chỉ "cung cấp các bằng chứng hạn chế và mâu thuẫn nhau về nguy cơ phát triển ung thư tăng cao". Ủy ban của ông Benford đề xuất nhu cầu phải có nghiên cứu mới về ảnh hưởng của acrylamide trên người, cũng như các cuộc khảo sát nhằm đưa ra bức tranh hoàn chỉnh hơn về lượng hóa chất tồn tại trong thực phẩm được nấu nướng và ăn tại gia đình.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Những quan niệm sai lầm về sức khỏe

Dưới đây là 3 sai lầm lớn của hầu hết những phụ nữ hiện đại. Bạn hãy tham khảo để rút kinh nghiệm cho bản thân mình nhé.

1. Vệ sinh cơ thể càng nhiều càng sạch

Giữ vệ sinh cơ thể là điều quan trọng, cần thiết nhưng vệ sinh cơ thể càng nhiều không có nghĩa là càng tốt. Khoa học cho thấy vi khuẩn trên bề mặt da có tác dụng phòng ngừa mẩn ngứa và giảm độ ẩm ướt của vết thương hở và thâm tím, theo đó, các tế bào trên cơ thể người được “cọ xát” với vi khuẩn sẽ ít bị viêm nhiễm hơn. Nếu  tắm nhiều, kì cọ quá kỹ có thể làm suy yếu chức năng da, rối loạn hệ miễn dịch dẫn đến các chứng dị ứng nặng.

Tương tự như vậy, "vùng kín" của người phụ nữ có cơ chế tự làm sạch và cân bằng vi khuẩn. Sự cân bằng vi khuẩn này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh. Dùng các dung dịch để vệ sinh "vùng kín" quá nhiều có thể làm cho sự cân bằng vi khuẩn này mất đi và khả năng tự phòng bệnh của bộ phận này bị giảm đi.

nhung-quan-niem-sai-lam-ve-suc-khoe-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

2. Không để ý đến những biến đổi của kinh nguyệt hàng tháng

Trong kì kinh nguyệt, bình thường lượng máu chiếm 36% trong chất dịch tiết ra. Bất kì sự thay đổi nào của kinh nguyệt cũng có thể cảnh báo những nguy hiểm sức khỏe mà bạn đang gặp phải. Thế nhưng, rất nhiều phụ nữ hiện đại đã quá bận rộn đến nỗi không còn thời gian để chú ý đến điều này nữa. Nếu kinh nguyệt của bạn đậm đặc hoặc quá loãng hơn so với bình thường và tình trạng này diễn ra liên tục thì rất có thể bạn đang bị bệnh ở tử cung, ví dụ như viêm màng tử cung. Trong trường hợp này bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Nếu kinh nguyệt ra nhiều hơn hẳn so với mọi tháng thì rất có thể do màng trong tử cung bong ra bất thường và do chứng tăng sinh màng tử cung. Đó cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh ở tử cung như u xơ tử cung... hoặc những bệnh của các cơ quan khác như rối loạn chức năng gan, các bệnh về máu...

Kinh nguyệt tự nhiên ít hơn hẳn và kéo dài nhiều tháng như vậy mà không phải do tiền mãn kinh thì rất có thể đó là biểu hiện bế kinh (tắc kinh). Bế kinh thường do các bệnh mạn tính toàn thân như thiếu máu nghiêm trọng, bị bệnh gan, tiểu đường, dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hoà, lao bộ phận sinh dục...

nhung-quan-niem-sai-lam-ve-suc-khoe-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

3. Dậy sớm tốt cho sức khỏe

Rất nhiều người cho rằng dậy sớm và tập thể dục buổi sáng sẽ rất tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, vừa nhằm mục đích giảm cân, không ít chị em luôn cố gắng tạo cho mình thói quen dậy sớm thể dục cho dù đêm hôm trước đi ngủ rất muộn.

Thực tế, dậy sớm và thể dục buổi sáng rất tốt cho sức khỏe nhưng đó là trong trường hợp bạn cần được ngủ đủ giấc. Nếu bạn không ngủ đủ giấc mà sáng sớm hôm sau vẫn dậy để thể dục thì cơ thể bạn sẽ càng uể oải, thiếu năng lượng và luôn mệt mỏi. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ngủ đủ giấc sẽ tốt cho bạn hơn là thức dậy thật sớm vào buổi sáng.

Khi không ngủ đủ giấc, các mô cơ trong cơ thể dễ bị hủy hoại, hệ miễn dịch bị suy giảm, đồng thời làm gia tăng hormone cortisol và ghrelin khiến bạn luôn muốn ăn đồ ngọt và nhiều chất béo - nguyên nhân chính gây tăng cân, béo phì. Vậy nên, thay vì cố dậy sớm vào buổi sáng, bạn hãy sắp xếp thời gian ngủ hợp lý cho mình để giữ sức khỏe. Nếu muốn dậy sớm, bạn hãy ngủ sớm hơn vào buổi tối để đảm bảo thời lượng giấc ngủ không bị cắt bớt đi.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Jul 1, 2014

Tìm hiểu về mùi của cơ thể

Bất kì ai cũng có thể có mùi đặc trưng của cơ thể, với không ít người, đó là mùi hôi nách, hôi chân hoặc thậm chí là mùi mồ hôi. Và trong hầu hết trường hợp, khi nhiệt độ nóng lên, cơ thể bạn ra nhiều mồ hôi do tập thể dục, mùi cơ thể có nhiều khả năng phát tán rộng và mạnh mẽ. Điều này có thể khiến không ít người cảm thấy ngại ngùng. Vì vậy, hiểu về mùi cơ thể để ngăn chặn chúng hiệu quả nhất là điều mà bạn nên làm.

Dưới đây là 7 điều đặc biệt về mùi cơ thể mà có thể bạn chưa hề nghe nói đến.

1. Bạn có hai loại tuyến mồ hôi khác nhau

Có đến 4 triệu tuyến mồ hôi trong cơ thể nhưng được chia làm 2 loại là tuyến mồ hôi ngoại tiết (eccrine sweat glands - chiếm đến 3 triệu) và các tuyến đầu tiết (apocrine glands).

Tuyến mồ hôi đầu tiết là những tuyến tiết loại mồ hôi có mùi và được giới hạn chủ yếu tại chân tóc, nách và những vùng niệu sinh dục. Chúng không có liên hệ đến tăng tiết mồ hôi khu trú và chức năng của chúng được điều hòa bởi các tiến trình nội tiết.

2. Tóc của bạn cũng có thể tạo ra mùi

Thỉnh thoảng tóc và da đầu của mọi người bốc ra một mùi khó khịu, có thể là mồ hôi, bụi bẩn và do không tắm gội. Đó là điều bình thường. Tuy nhiên, có những người mắc hội chứng "tóc có mùi". Triệu chứng nổi bật nhất của căn bệnh "Tóc có mùi" là trên da đầu và tóc bốc ra mùi hôi rất khó chịu.

Nguyên nhân chính gây hội chứng "tóc có mùi" là do vi khuẩn hoặc nấm hoặc vi khuẩn. Các vi khuẩn này làm cho mồ hôi ở đầu tăng lên, các chất béo trong tuyến đầu tiết bị phá vỡ khiến cho chúng bám càng chắc hơn và gây mùi khó chịu hơn.



Có rất nhiều điều đặc biệt về mùi cơ thể mà bạn chưa hề nghe nói tới. Ảnh minh họa

3. Dùng xà phòng diệt khuẩn có thể làm cho mùi cơ thể tồi tệ hơn

Bạn cho rằng có thể sử dụng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ mùi cơ thể đặc biệt là ở những vùng "nặng mùi" nhất như nách, "vùng kín"... nhưng thực tế không phải vậy. Xà phòng diệt khuẩn dễ làm cho da bị khô, từ đó, cơ thể sản xuất nhiều mồ hôi hơn và làm cho mùi cơ thể càng tăng chứ không có dấu hiệu thuyên giảm.

4. Căng thẳng tạo ra mồ hôi nhiều hơn nên dễ gây ra mùi cơ thể

Khi bạn lo lắng, cơ thể sản sinh cortisol - một loại hormone có khả năng kích thích tuyến mồ hôi làm việc trên toàn cơ thể và tăng cường các vi khuẩn sống trên da. Đó là lý do tại sao bạn có thể thấy một người nào đó khi đối mặt với áp lực, căng thẳng, stress, họ thường ra mồ hôi nhiều và có thể có mùi rất "đặc trưng".

5. Chứng táo bón làm tăng nguy cơ có mùi cơ thể

Thiếu chất cơ là một trong những nguyên nhân của chứng táo bón, đầy hơi và ảnh hưởng đến mùi toàn cơ thể. Trong trường hợp táo bón nặng, độc tố phát hành qua hệ tiêu hóa có thể thấm qua lỗ chân lông, tạo nên mùi cơ thể.

Để giảm bớt mùi hôi cơ thể, nên tăm rửa hàng ngày sạch sẽ và lựa chọn nhiều rau xanh, trái cây trong chế độ ăn uống. Rau xanh giàu chất xơ này có thể làm tăng sự bài tiết, đẩy những chất hữu cơ có trong dạ dày ra ngoài, vi khuẩn khó sinh sôi phát triển và tự nhiên có thể làm giảm mùi hôi rõ rệt.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Jun 26, 2014

Những thói quen nên rèn luyện cho bản thân

Một số người nghĩ rằng sức khỏe tốt mất một thời gian dài rèn luyện mới có thể đạt được. "Sức khỏe thực sự là tổng hợp của các lựa chọn bạn thực hiện trong cuộc sống hàng ngày”, tiến sĩ Aditi Nerurkar, một bác sĩ tích hợp tại Trung tâm Y tế Israel Deaconess ở Boston cho biết. Cả hai lựa chọn tích cực và tiêu cực đều do mọi yếu tố bạn thực hiện mỗi ngày, bà nói.

Xuất phát từ điều này, Nerurkar gợi ý một số lời khuyên sức khỏe tốt mà bạn có thể thực hiện trong một phút: chẳng hạn như để giày ngoài cửa, đánh lưỡi hàng ngày, che miệng khi hắt hơi... để tăng cường sức khỏe của mình.

Chi tiết hơn, dưới đây là 7 thói quen lành mạnh hơn cũng không đòi hỏi nhiều thời gian.

1. Để giày ngoài cửa

Hình ảnh những đôi giày/dép ngoài cửa thường được bắt gặp trước những ngôi nhà ở xứ sở Phù tang đem lại cho bạn cảm giác hiện đại. Nghi lễ lâu đời này còn có ý nghĩa như một cách để tôn vinh sự tinh khiết của một gia đình. Trong thực tế, đó cũng là cách để giữ sạch nhà khỏi các chất ô nhiễm từ bên ngoài.

Khi tháo đôi giày trở thành một phần của thói quen hàng ngày của bạn, nó ngăn chặn tất cả mọi thứ từ đất, hóa chất gây dị ứng hay những tiềm năng xấu xâm nhập vào ngôi nhà của bạn. Bên cạnh đó, cởi bỏ đôi giày vào cuối ngày không chỉ khiến bạn cảm thấy tốt hơn mà còn giúp bạn để lại đằng sau một ngày làm việc căng thẳng và đánh dấu bạn đã trở về nhà.

nhung-thoi-quen-nen-ren-luyen-cho-ban-than-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

2. Đánh lưỡi của bạn

Ngăn ngừa sâu răng và bệnh nướu răng đòi hỏi phải đánh răng hàng ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Nhưng đánh lưỡi là một bước quan trọng dễ bị nhiều người bỏ qua trong việc giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Mặt sau của lưỡi là một hang ổ phổ biến cho vi khuẩn và vi trùng khác cư ngụ. Đây là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Vì vậy, sau khi đã đánh răng sạch sẽ, bạn nên nhẹ nhàng chải bề mặt lưỡi của mình từ sau ra trước. Làm điều này ít nhất 1 lần/ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và thức ăn bị mắc kẹt trong lưỡi, giúp hơi thở của bạn tự nhiên và thơm tho hơn.

3. Che miệng khi hắt hơi/ho 

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, khi không có khăn giấy để che miệng và mũi, tốt nhất là bạn nên ho/ hắt hơi vào khuỷu tay, hoặc cánh tay trên. Vấn đề là để tránh sử dụng bạn tay của bạn. Thứ nhất, có thể bàn tay không được sạch sẽ; Thứ hai, nó cũng có thể biến thành tác nhân dễ dàng lây lan vi trùng xung quanh. Việc che chắn cũng ngăn cản những mầm bệnh khỏi bị đưa ra ngoài không khí, nơi chúng có thể “hạ cánh” trên nhiều bề mặt và lây nhiễm sang những người khác.

Thói quen đơn giản này không chỉ là lời khuyên tốt cho người lớn và trẻ em trong mùa lạnh, mùa cúm mà còn là một động thái sức khỏe thông minh vào bất kỳ thời điểm nào để bảo vệ chính bạn và những người xung quanh.

nhung-thoi-quen-nen-ren-luyen-cho-ban-than-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

4. Thêm hương vị cho nước uống

Nước mang lại nhiều giá trị sức khỏe của bạn và bạn nên duy trì thói quen uống nước đều đặn mỗi ngày. Nếu nước uống có vẻ nhàm chán, bạn có thể thay đổi “diện mạo” của nó bằng cách rót vào chai thủy tinh hoặc chai nước, sau đó thêm vài lát chanh, cam thái mỏng. Hoặc “nêm nếm” thêm màu sắc và hương vị bằng cách bổ sung thêm chút nước ép/siro dâu tây hoặc trái cây yêu thích. Hay đơn giản chỉ là đặt thêm một lá bạc hà, lát kiwi hoặc dưa chuột xắt mỏng... Các biến tấu để “refesh” cho nước sẽ đem đến sự ngon miệng và thú vị, khuyến khích bạn uống nước nhiều hơn.

Nerurkar cho biết, bà rất ngạc nhiên khi biết rất nhiều bệnh nhân của mình không uống nhiều nước trong ngày, thêm vào đó mọi người không nhận ra cơ thể mình bị “khát”. "Thông thường khi chúng ta cảm thấy thèm ngọt hay mặn thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang khát”, bà nói.

nhung-thoi-quen-nen-ren-luyen-cho-ban-than-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

5. Cho đôi mắt bạn nghỉ ngơi

Dân văn phòng, công sở, sinh viên... dành nhiều thời gian trong ngày trước màn hình máy tính, nơi mà sự kết hợp của ánh sáng chói, tư thế xấu và ánh sáng kém có thể kích hoạt tất cả sự mỏi mắt và nhức đầu. Đây được gọi là “hội chứng thị lực máy tính”, những triệu chứng phổ biến này thường giảm bớt khi bạn tắt máy.

Để bảo vệ đôi mắt của chính mình, các chuyên gia khuyên bạn nên tuân thủ “quy tắc 20-20-20”, nghĩa là sau 20 phút dùng máy vi tinh, bạn nên rời mắt khỏi màn hình 20 giây bằng cách nhìn vào một cái gì đó cách 20 feet (ước chừng 2m). Cho đôi mắt của bạn nghỉ ngơi giây lát cho phép chúng tập trung vào cái gì khác và giảm mệt mỏi. Đứng lên và đi lấy cốc nước cũng là một gợi ý thay đổi tốt khác. Nerurkar cho biết, đặc biệt là nếu bạn ngồi nhiề thì đứng dậy sẽ thúc đẩy lưu thông máu, bà giải thích, nhờ đó tiếp thêm sinh lực cho cơ thể và trí não.


Ảnh minh họa

6. Dùng kem chống nắng quanh năm

Một nghiên cứu mới cho thấy rằng việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày có mục đích kép: có thể bảo vệ da khỏi các dấu hiệu lão hóa đồng thời cũng giúp làm giảm nguy cơ ung thư da. Các nhà nghiên cứu ở Úc phát hiện ra rằng những người đàn ông và phụ nữ sử dụng kem chống nắng có SPF 15 hoặc cao hơn một cách thường xuyên có làn da trông trẻ hơn so với người chỉ thỉnh thoảng sử dụng. Họ có ít nếp nhăn và những đốm nâu hơn so với những người dùng kem chống nắng ít thường xuyên hơn.

Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một cách rẻ tiền để làm chậm dấu vết của thời gian, thì hãy coi việc sử dụng kem chống nắng như là một phần của thói quen buổi sáng – bất kể mưa hay nắng.

7. Đếm đến 10 (hoặc hơn) khi tức giận

Để làm dịu một cái đầu nóng, hãy đếm đến 10 và có một hơi thở sâu chậm giữa mỗi nhịp đếm. Kỹ thuật đơn giản này có thể giúp chế ngự một cơn tức giận nhanh chóng.

Đếm làm sao lãng tâm trí của bạn, khiến cho cảm xúc nóng giận có thời gian giảm bớt. Nếu vẫn cảm thấy “bốc khói”, tiếp tục đếm và hít thở sâu cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, kiểm soát bản thân và ít phản ứng tiêu cực.

"Hơi thở là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà chúng ta có, và đó là một trong những cách dễ nhất để chúng phát huy tác dụng tại thời điểm này," Nerurkar nói.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Nên đứng 03 giờ mỗi ngày

Nếu bạn không có thời gian hoặc động lực để đến các phòng tập thể dục, hay đơn giản chỉ là đi bộ, chạy bộ mỗi ngày thì việc đứng 3 giờ mỗi ngày có tác dụng như chạy maraton sẽ là một tin vui cho bạn. Mặc dù khẳng định thể dục có lợi cho sức khỏe, Tiến sĩ Mike Loosemore, chuyên gia tư vấn hàng đầu về thể dục của Viện nghiên cứu Thể dục, thể thao và y tế cho biết rằng các hướng dẫn chính thức về tập thể dục là không thực tế và có thể rất khó thực hiện đối với nhiều người.

Các chuyên gia sức kkhoer chuyên bất kì ai cũng nên tập thể dục nửa giờ mỗi ngày và tập 5 ngày/tuần với cường độ phù hợp với sức khỏe của mình.
Nhưng Tiến sĩ Loosemore nói chỉ 7% những người đàn ông và 4% phụ nữ thực hiện theo lời khuyên này.

http://songkhoecungtoi.blogspot.com/2014/06/nen-dung-03-gio-moi-ngay.html

Đứng 3 giờ một ngày có lợi ích sức khỏe tương tự như chạy maraton 10 chặng đường trong 1 năm. Ảnh minh họa

Ông cho biết thêm: "Thông điệp tôi muốn nói là chỉ một lượng nhỏ hoạt động thể chất, mặc dù không theo hướng dẫn nói trên vẫn rất tốt cho sức khỏe của bạn, thậm chí hình thức thể dục đơn giản nhất là đứng lên mỗi ngày". Khi đứng, bạn sử dụng tất cả các cơ bắp nhỏ ở chân và phần còn lại của cơ thể để giữ cho mình đứng thẳng. Nếu bạn đứng 3 giờ một ngày, 5 ngày/tuần, thì sẽ tương đương với việc chạy marathon 10 chặng trong một năm, Tiến sĩ Loosemore cho biết thêm.

Nhiều người cho rằng những thay đổi nhỏ khi bạn đứng là vô nghĩa. Điều này hoàn toàn sai lầm. Đứng lên mỗi ngày sẽ cải thiện sức khỏe của bạn, làm giảm nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường, ung thư, giảm cholesterol và giúp bạn giảm cân tốt hơn, Loosemore nói.

"Nếu bạn tiếp tục thực hiện thói quen nhỏ này, nó sẽ cải thiện sức khỏe của bạn. Điều này cũng thật dễ thực hiện vì nó là một phần trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Nó không phải vận động nhiều như khi bạn đến phòng tập mà đơn giản là chỉ việc thêm một chút hoạt động trong ngày", Tiến sĩ Loosemore phát biểu. Bạn không nhất thiết phải đứng liên tục 3 giờ mỗi ngày, hãy đứng bất kì khi nào có cơ hội hoặc khi bạn đã ngồi làm việc quá lâu.

Ngoài ra, một phát ngôn viên của Sở Y tế Anh quốc cho biết: "Chúng tôi nhận ra rằng tất cả mọi người phải bắt đầu ở đâu đó, và thậm chí làm những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày để có lợi ích lâu dài cho sức khỏe và tập thể dục. Các hướng dẫn hoạt động thể chất được thiết kế là một cách quản lý sức khỏe trong đó mọi người có thể bắt đầu thực hiện những thay đổi như: đỗ xe 50 mét từ cửa siêu thị và đi bộ, đi tháng bộ chứ không phải đi thang máy...".


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Jun 24, 2014

Tìm hiểu bệnh ung thư gan

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Gan được chia thành thùy và hoạt động như một bộ lọc, làm sạch máu và thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Gan cũng hỗ trợ hoạt động của mật, giúp tiêu hóa chất béo, tăng khả năng hấp thụ protein của cơ thể, dự trữ glycogen (đường) và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Bệnh ung thư gan ngày càng trở nên phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao. Ung thư gan có thể được phân loại theo hai cách: sơ cấp (ung thư bắt đầu trong mô gan) hoặc thứ cấp (ung thư lây lan đến gan sau khi bắt đầu ở một số vị trí khác).

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh ung thư gan

- Các bệnh gan khác, bao gồm cả viêm gan B hoặc C (bệnh do virus tấn công gan) hoặc xơ gan (một căn bệnh gây ra sẹo ở gan)
- Tiền sử gia đình có người bị bệnh viêm gan hoặc ung thư gan
- Béo phì
- Giới tính (nam giới có nhiều khả năng bị ung thư gan hơn phụ nữ)


Hình ảnh ung thư gan. Ảnh minh họa

Các triệu chứng của ung thư gan

Trong giai đoạn đầu, bệnh có thể không có triệu chứng nào. Khi gan bị sưng lên bạn có thể thấy những dấu hiệu sau đây, tuy nhiên, ung  thư gan chỉ là một trong số những lý do khiến gan có thể sưng lên.

Đau bụng là triệu chứng đầu tiên và sớm nhất của bệnh ung thư gan. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra những triệu chứng khác như:

- Đau gần vai phải hoặc ở phía bên phải của bụng
- Vàng da (một căn bệnh gây ra da sang màu vàng)
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Mất cảm giác ngon miệng
- Nước tiểu sẫm màu
- Đầy hơi

Bác sĩ có thể nghi ngờ ung thư gan nếu thấy xuất hiện cục u hoặc các triệu chứng khác khi kiểm tra thể chất. Nếu thấy nghi ngờ, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm khác như:

- Xét nghiệm máu để kiểm tra huyết thanh và men gan.
- Siêu âm (siêu âm) để thấy hình ảnh của cấu trúc mô mềm bên trong của cơ thể.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), một loại đặc biệt của X-quang có hình ảnh chi tiết của các cơ quan trong cơ thể.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) để thấy hình ảnh rất rõ ràng về cơ thể con người.
- Chụp mạch để hiển thị mô gan và các khối u.
- Phẫu thuật nội soi, trong đó sử dụng một ống mỏng với ánh sáng (nội soi) để quan sát gan và các cơ quan khác trong ổ bụng.
- Sinh thiết lấy các mô để nghiên cứu dưới kính hiển vi. Sinh thiết là cách đáng tin cậy nhất để xác định ung thư.


Các giai đoạn phát triển của các bệnh ung thư. Ảnh minh họa

Các giai đoạn của ung thư gan

Một trong những mối quan tâm lớn nhất về bệnh ung thư là liệu ung thư đã lan (di căn) ngoài vị trí ban đầu hay chưa. Việc chẩn đoán ung thư gan được chia thành các giai đoạn đánh số từ I đến IV theo mức độ lan rộng của bệnh. Ung thư cũng được phân loại theo cách chúng có thể được điều trị, nghĩa là, cho dù nó có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.

Giai đoạn ung thư gan bao gồm:

Giai đoạn I: Một khối u được tìm thấy trong gan.
Giai đoạn II: Một khối u được tìm thấy, nhưng nó đã lan rộng đến các mạch máu, hoặc có nhiều một khối u, các khối u đều nhỏ hơn 5 cm.
Giai đoạn III: Trong giai đoạn III ung thư gan, có nhiều hơn một khối u lớn hơn 5 cm, hoặc ung thư đã di chuyển ra ngoài gan để mạch máu, cơ quan khác, hoặc đến các hạch bạch huyết.
Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến các địa điểm khác trong cơ thể, chẳng hạn như phổi hay xương, cũng như các mạch máu hoặc các hạch bạch huyết.

Ung thư gan cũng có thể được phân loại là tái phát. Ung thư gan tái phát có thể trở lại trong gan hoặc bất cứ nơi nào khác trong cơ thể.

Phương pháp điều trị ung thư gan

Ung thư gan có thể được điều trị bằng cách sử dụng một hoặc nhiều trong ba phương pháp: Phẫu thuật, Hóa trị liệu và phóng xạ.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến điều trị và tiên lượng bệnh (cơ hội phục hồi) cho một người bị ung thư gan bao gồm: Sức khỏe của người bệnh, khả năng hoạt động của gan, các giai đoạn của ung thư...

Phòng ngừa ung thư gan

Ngừng hút thuốc sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi và ung thư gan. Ngoài ra, bạn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và giảm sử dụng các đồ uống có cồn để giảm nguy cơ gây gây xơ gan mãn tính. Nếu bị xơ gan mãn tính nên đi kiểm tra đều đặn để biết được tình trạng bệnh để có hướng điều trị thích hợp nhất.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Jun 21, 2014

Hiểm họa từ tiếng ồn

Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy tiếng ồn không chỉ gây thiệt hại cho thính giác mà cả mạch máu và trái tim của chúng ta. Thậm chí, nghiên cứu mới còn cho thấy ô nhiễm tiếng ồn cũng gây tổn hại sức khỏe ở những nơi như bệnh viện.

1. Gia tăng kích thước vòng eo

Trong một dự án được công bố 4 năm trước, các nhà nghiên cứu từ Đại học Karolinska ở Thụy Điển phát hiện ra rằng, tiếng ồn to nhỏ ở mỗi khu vực dân cư của Stockholm ảnh hưởng đến sự gia tăng kích thước vòng eo của dân cư trong vùng. Trung bình kích thước vòng eo tăng 1cm cho mỗi 10db ở các cấp độ tiếng ồn. Tháng trước, các nhà khoa học từ Đại học Karolinska còn phát hiện ra một hiệu ứng thậm chí còn ấn tượng hơn từ tiếng ồn máy bay. Sau khi theo dõi hơn 5.000 người trong 10 năm qua, họ đã báo cáo rằng kích thước vòng eo của những người tiếp xúc nhiều nhất với tiếng ồn máy bay tăng trung bình 6cm.

Một nghiên cứu tương tự vào năm ngoái của Trường Y tế công cộng tại trường Imperial College London phát hiện ra rằng khi tiếp xúc với tiếng ồn máy bay mức độ cao sẽ làm gia tăng 20% nguy cơ nhập viện vì bệnh tim.

2. Ảnh hưởng đến trọng lượng thai nhi

Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn thậm chí còn được em bé trong bụng mẹ cảm nhận.

Trong một trong những nghiên cứu được trình bày vào tuần đầu tháng 6 năm 2014, các nhà nghiên cứu từ Đại học Utrecht ở Hà Lan kiểm tra dữ liệu từ hơn 68.000 ca sinh và thấy rằng các bà mẹ sinh sống ở khu vực có tiếng ồn giao thông cao, tiếng ồn cứ tăng 6db thì trọng lượng thai nhi lại giảm 15-23g. Cân nặng khi sinh thấp có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe lâu dài, bao gồm huyết áp cao, tiểu đường và bệnh tim.

3. Gia tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường loại 2

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet tháng Mười năm 2013 cho thấy tiếng ồn cũng có thể làm “phiền” giấc ngủ, làm tăng nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim mạch. "Chúng tôi đang thu thập càng nhiều bằng chứng cho thấy tiếng ồn trong môi trường có thể có một ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe", giáo sư Adrian Davis, giám đốc khoa học sức khỏe dân số cho y tế công cộng Anh, một trong những tác giả của nghiên cứu chia sẻ.

Nhưng đáng lo ngại nhất là ô nhiễm tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến bạn thậm chí ngay cả khi bạn không có ý thức nghe nó. Vào ban đêm, giao thông ồn ã là nguyên nhân chính gây mất ngủ. Việc bỏ lỡ giai đoạn phục hồi của giấc ngủ làm gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như trầm cảm, tăng cân, tăng lượng đường trong máu cũng như buồn ngủ vào ban ngày. Kết quả có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.


Tiềng ồn ban đêm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ. Việc bỏ lỡ giai đoạn phục hồi của giấc ngủ làm gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe

4. Gây khó khăn cho việc tập trung

Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, tiếng òn cũng gây khó khăn cho việc tập trung, đặc biệt là cho trẻ em. Tiếng ồn xung quanh lớp học không nên vượt quá 35db, nhưng có thể tăng gấp đôi bởi một chiếc xe đi ngang qua hoặc máy bay trên không. Nghiên cứu cho thấy trường học ở nơi giao thông ồn ào hoặc trên một đường bay có mối quan hệ với việc học kém ở trẻ, những đứa trẻ cũng ít quan tâm hơn hoặc trở nên khó chịu hơn.

5. Tiếng ồn xung quanh bệnh viên có thể gây hại cho bệnh nhân

Một trong những cú sốc lớn của báo cáo Lancet là tác hại của tiếng ồn trong bệnh viện. Tổng quan cho thấy rằng mức độ tiếng ồn tại các bệnh viện đã tăng lên và thường cao hơn 15-20 db so với mức đề nghị 40 db. Những âm thanh phổ biến như âm báo động, nhạc chuông điện thoại, máy nhắn tin, tiếng trò chuyện của những người xung quanh, tiếng đập cửa ra vào… cũng có thể gây ra sự căng thẳng, phản ứng giật mình.

Kết quả là bệnh nhân mất nhiều thời gian để chữa bệnh, cần thuốc giảm đau liều cao và có khả năng phải nhập viện trở lại. Rà soát cũng cho thấy, ngay chính những nhân viên chăm sóc các bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn liên tục này, làm cho họ cảm thấy mệt mỏi và bị đau đầu.

Làm thế nào để tự bảo vệ mình?

Tiến sĩ Hansell chia sẻ: Có những điều chúng ta có thể làm để giảm thiểu những ảnh hưởng của tiếng ồn. Dưới đây là 2 gợi ý bạn có thể thực hiện để tự bảo vệ mình

- Nút tai: "Tôi sử dụng chúng trong các rạp chiếu phim, tại buổi hòa nhạc rock và khi ngủ, đặc biệt là trong các khách sạn ồn ào, 'Tiến sĩ Hansell nói.
- Thư giãn: "Nếu bạn không thể thay đổi âm lượng tiếng ồn, cố gắng không để cho bản thân cảm thấy khó chịu hay căng thẳng bởi tiếng ồn, làm như thế sẽ làm tăng huyết áp của bạn!


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Jun 20, 2014

Ngồi nhiều tăng nguy cơ mắc ung thư

Những người ngồi nhiều có nguy cơ ung thư cao hơn những người khác là đánh giá của một nghiên cứu mới.

Ví dụ, nhóm phụ nữ trong nghiên cứu, những người đã dành tổng tổng cộng 10 giờ mỗi ngày để xem tivi và ngồi tại nơi làm việc tăng 8% nguy cơ ung thư ruột kết và 10% nguy cơ ung thư nội mạc tử cung so với những phụ nữ thường ngồi cho 8 giờ mỗi ngày. Thậm chí, theo những phát hiện, kết quả này không quan trọng những người tham gia nghiên cứu hoạt động như thế nào khi họ không ngồi. Nghiên cứu này được công bố ngày 16/6/2014 trên tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ

Hơn nữa, nó không quan trọng hoạt động như thế nào những người tham gia nghiên cứu là khi họ không ngồi, theo những phát hiện, được công bố ngày hôm nay (16 tháng 6) trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia.

“Các kết quả độc lập của hoạt động thể chất cho thấy hành vi ít vận động đại diện cho một yếu tố nguy cơ ung thư tiềm năng”, tác giả nghiên cứu, tiến sỹ Daniela Schmid của Đại học Regensburg ở Đức, nói với trang tin Livescience trong một email. 

Tại Hoa Kỳ, 4,8 trong 100 người mắc bệnh ung thư đại tràng trong suốt cuộc đời của họ, và 2,7 trên 100 phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung, tiến sĩ Graham Colditz, của Trung tâm Ung thư Siteman và Khoa Ngoại tại Đại học Y khoa Washington ở St Louis đã viết trong một bài xã luận đi kèm nghiên cứu.


Ảnh minh họa

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 43 nghiên cứu quan sát trước đó, thực hiện trên hơn 4 triệu người, trong đó có gần 70.000 người bị ung thư. Nghiên cứu về hậu quả tiêu cực của việc ngồi cả ngày từ những năm 1960 trở lại đây, Colditz cho biết, khi các nhà nghiên cứu kiểm tra những người đưa thư những người có mức độ di chuyển gần như liên tục mỗi ngày) có tỷ lệ tỷ lệ tử vong do ung thư ruột kết thấp hơn so với kế toán viên và nhân viên văn phòng khác.

"Béo phì là một động lực chính cho nhiều căn bệnh ung thư và nghiên cứu cho thấy béo phì và hành vi ít vận động có liên quan", Colditz nói. "Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng thời gian ngồi nhiều sau bữa ăn có liên quan đến lượng đường trong máu cao hơn, do vậy cũng có liên quan đến nguy cơ ung thư ruột kết tăng lên", ông cho biết thêm

Vì vậy, mọi người nên vận động nhiều nếu công việc của họ đòi hỏi họ phải ngồi trong thời gian dài? Các nhà nghiên cứu khuyên những đối tượng như vậy nên tránh ngồi lâu trong khi làm việc thường xuyên bằng cách kết hợp một số hoạt động thể chất nhẹ vào thói quen hàng ngày của họ.

"Ví dụ, thay vì liên lạc với các đồng nghiệp của bạn thông qua điện thoại hoặc gửi email, bạn có thể đi bộ hoặc đi cầu thang để đến văn phòng của họ," Schmid cho biết. Các nhà nghiên cứu khuyến khích mọi người nên tập thể dục dưới mọi hình thức để có lợi cho sức khỏe tổng thể.

"Nếu mọi người không thể chạy bộ buổi sáng, sau đó có thể đi bộ hoặc đi xe đạp đến nơi làm việc, hoặc tranh thủ đi bộ nhanh trong giờ ăn trưa đều có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn, "Schmid cho biết. 


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Jun 17, 2014

Lợi ích mới của ớt chuông

Parkinson hiện là căn bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều triệu người ở Mỹ, vốn là một rối loạn vận động thường rất khó chẩn đoán và ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian.

Nguyên nhân thực sự vẫn chưa rõ, nhưng bệnh này thường phát triển khi các tế bào thần kinh có trách nhiệm sản xuất dopamine, một loại hormone giúp điều chỉnh sự chuyển động trong cơ thể, gặp sự cố và chết. Các triệu chứng bao gồm run, di chuyển chậm, cứng cơ bắp, và mất ổn định. Bệnh này còn đáng sợ ở chỗ hiện nay vẫn chưa có phương thuốc chữa trị dứt điểm.


Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Annals of Neurology cho thấy: ăn nhiều ớt chuông có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Washington, Seattle đã yêu cầu 490 người tham gia mới được chẩn đoán mắc bệnh và 644 người tham gia khác không bị bệnh chia sẻ thói quen ăn uống và sử dụng thuốc lá của họ. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, những người tiêu thụ càng nhiều những thực phẩm như ớt chuông, cà chua, nước ép cà chua và khoai tây thì nguy cơ mắc bệnh Parkinson càng thấp. Ớt chuông dường như cho thấy hiệu quả đặc biệt nhất, khi mà ăn từ 2-4 lần/ tuần có thể làm giảm nguy cơ phát triển căn bệnh này tới 30%.

Nhưng tại sao lại tập trung vào những loại thực vật này? Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng chất nicotine trong thuốc lá - có nguồn gốc từ cùng một họ thực vật với ớt chuông - có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên hút thuốc lá lại gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe khác. May mắn thay, loại nicotine ăn được dường như vẫn có hiệu quả ngăn chặn bệnh mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.

Một chú ý khác là, trong nghiên cứu trên, nguy cơ giảm đi kèm việc sử dụng những thực phẩm này chủ yếu xảy ra ở những người nam giới và phụ nữ chưa từng hút thuốc hoặc chỉ hút trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là một tín hiệu đáng mừng với các bệnh nhân Parkinson và những người đang có nguy cơ mắc bệnh.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Thuốc hỗ trợ điều trị ung thư

Các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra một loại thuốc có tác dụng chống ung thư nhờ đẩy mạnh sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát bằng cách tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Mới đây, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi thấy chất ức chế Delta cũng có tác dụng đối với các bệnh ung thư khác chứ không phải chỉ với bệnh ung thư máu như trước đây.

Loại thuốc dạng uống này đã được thử nghiệm thành công với bệnh nhân ung thư bạch cầu. Hiện nay, các nhà khoa học tại Đại học UCL và Viện Babraham thuộc Đại học Cambridge (Anh) đã phát hiện ra chất ức chế cùng loại cũng có hiệu quả chống lại ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư da và ung thư vú...

Bình thường, tế bào ung thư ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách sản xuất một loại enzyme gọi là "p100delta" - một chất khiến cơ thể khó chống lại bệnh tật. Các loại thuốc được nghiên cứu sẽ "ức chế enzyme", cho phép hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khối u. Một lợi ích khác của thuốc là nó sẽ xây dựng khả năng miễn dịch và khiến bệnh ung thư không thể tái phát. Điều này khác với việc chúng ta không chắc chắn được rằng các tế bào ung thư đã bị tiêu diệt sạch trong quá trình hóa trị liệu hay chưa.

Mặc dù nghiên cứu được tiến hành thí nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu tin tưởng nó sẽ có hiệu quả ở người và hy vọng rằng thử nghiệm trên người sẽ sớm được bắt đầu.


Các nhà khoa học tin rằng thuốc này làm tăng kháng tự nhiên của cơ thể có thể giúp chống lại các bệnh ung thư và ngăn chặn chúng tái phát. Ảnh Alamy

"Điều này giúp hệ thống miễn dịch của bạn chống lại các bệnh ung thư tốt hơn và có dường như có hiệu quả với tất cả các bệnh ung thư. Thuốc có tác dụng đến một ngưỡng nhất định nếu khối u không quá lớn. Nó cũng rất hiệu quả nếu dùng sau phẫu thuật để ngăn ngừa sự lây lan", Giáo sư Bart Vanhaesebroeck của Viện Ung thư UCL, người đầu tiên phát hiện ra enzyme P110 vào năm 1997 cho biết.

"Và cũng thật thú vị khi nhận ra rằng ngăn chặn "p110delta" cũng có tác dụng đáng kể thúc đẩy phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại ung thư máu cũng như bệnh ung thư khác", Giáo sư Bart Vanhaesebroeck cho biết thêm.

Nhóm nghiên cứu cho thấy ức chế enzyme ở chuột cũng làm tăng đáng kể tỉ lệ sống sót ở những bệnh nhân bị các loại ung bướu cả thể rắn, lỏng lẫn u máu...

Những con chuột bị ung thư vú trong thí nghiệm khi được dùng thuốc tăng gấp đôi thời gian sống sót. Bệnh ung thư của chúng cũng ít lây lan hơn, khối u phát triển chậm hơn. Tỉ lệ sống sóng sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư vú cũng được cải thiện đáng kể. Điều này có ý nghĩa lâm sàng quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư vú quay trở lại sau phẫu thuật.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng hệ thống miễn dịch đã " ghi nhớ" các bệnh ung thư và có thể chống lại một lần nữa nếu bệnh tái phát.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các chất ức chế có thể làm thay đổi hoàn toàn: từ chỗ ung thư trở nên miễn dịch với hệ thống bảo vệ của cơ thể chuyển sang cơ thể trở nên miễn ung thư. Đây là cơ sở cho việc sử dụng các loại thuốc này để chống lại ung thư thể rắn và ung thư máu, có thể dùng cùng lúc với vắc-xin chống ung thư, liệu pháp tế bào và phương pháp điều trị khác thúc đẩy phản ứng miễn dịch khối u cụ thể", Tiến sĩ Klaus Okkenhaug của Viện Babraham tại Đại học Cambridge, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu cho biết.

Các loại thuốc này đang được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng và được công nhận là liệu trình trị liệu đột phá bởi Cục Dược phẩm Liên bang ở Mỹ (FDA) và có thể được phát triển đẩy mạnh. Thuốc có thể được đưa vào sử dụng trong vòng vài năm nếu được chấp thuận bởi cơ quan quản lý châu Âu và Viện Lâm sàng.

Giáo sư Nic Jones, nhà khoa học nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh và là giám đốc của Trung tâm nghiên cứu ung thư Manchester, cho biết: "Phương pháp điều trị là "đào tạo" hệ miễn dịch nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature và được tài trợ bởi Tổ chức nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh, Hội đồng nghiên cứu Khoa học về Sinh học và Công nghệ sinh học Anh.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Jun 13, 2014

Giảm nguy cơ ung thư vú

Các nhà nghiên cứu người Mỹ đã xem xét gần 89.000 phụ nữ tuổi từ 26-45 và theo dõi họ trong 20 năm để xem xét mối liên hệ giữa chế độ ăn uốngnguy cơ ung thư vú. Những người phụ nữ hoàn thành một bảng câu hỏi về chế độ ăn uống trong năm 1991, 1995, 1999, 2003 và 2007. Người tham gia được hỏi về tiêu thụ hàng ngày của thịt đỏ chưa qua chế biến, như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và hamburger, và chế biến thịt đỏ như xúc xích, thịt xông khói và xúc xích.

Họ cũng được hỏi bao nhiêu gia cầm (bao gồm cả gà và gà tây); cá (bao gồm cá ngừ, cá hồi, cá thu và cá mòi) và các loại đậu (bao gồm cả các loại đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan và các loại hạt) - họ ăn mỗi ngày. Các câu trả lời đã được xếp hạng từ "không bao giờ" hoặc "ít hơn một lần mỗi tháng" hoặc "6 hoặc nhiều hơn 6 khẩu phần mỗi ngày."

Vào cuối thời gian nghiên cứu, 2.830 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Theo kết quả báo cáo ngày 10 tháng 6 thì những phụ nữ tiêu thụ nhiều hơn 2 khẩu phần thịt đỏ hàng ngày có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 22% so với những phụ nữ ăn rất ít thịt đỏ.

Trong báo cáo nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết "Ăn thịt đỏ mỗi ngày có liên quan đến một sự gia tăng nguy cơ ung thư vú tới 13%. Sự gia tăng này tuy chưa cao lắm nhưng vì bệnh ung thư vú là một loại ung thư tương đối phổ biến nên đây cũng là một mối quan tâm sức khỏe cộng đồng".


Những phụ nữ ăn nhiều thịt gia cầm, cá, các loại hạt, đậu và ít thịt đỏ... ở tuổi thiếu niên có thể sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú về sau này. Ảnh minh họa

Các kết quả cũng cho thấy rằng ăn thịt gia cầm ở tuổi trưởng thành sớm có liên quan tới khả năng giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ ở thời kì sau mãn kinh.

"Các nhà nghiên cứu ước tính rằng thay thế một phần ăn thịt đỏ hàng ngày bằng một khẩu phần thực phẩm giàu protein khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú tới 14%. Lựa chọn thay thế thịt đỏ bao gồm các loại đậu, các loại hạt, gia cầm và cá",  nhà nghiên cứu Maryam Farvid đã báo cáo với Bộ môn Dinh dưỡng Y tế công cộng của Trường Đại học Harvard.

"Giảm ăn thịt đỏ trong chế độ ăn uống không chỉ làm giảm nguy cơ ung thư vú mà còn làm giảm nguy cơ các bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiểu đường và các loại bệnh ung thư..." Farvid nói.

Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra được mối liên kết giữa ăn thịt đỏ với tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. Mặc dù lý do thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư không được giải thích rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu đang điều tra một số cơ chế có thể. Ví dụ, thịt được chế biến ở nhiệt độ cao có thể sản xuất các hóa chất gây ung thư, protein thịt cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng của khối u bằng cách kích hoạt hormone tăng trưởng...

Trong nghiên cứu này, thịt đỏ bao gồm các sản phẩm thịt cả chưa qua chế biến và xử lý. Thịt gia cầm bao gồm gà và gà tây, cá ngừ và cá tính, cá hồi, cá thu và cá mòi. Khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã tính toán cả những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú, như tuổi tác, cân nặng, chủng tộc, lịch sử gia đình bị ung thư vú, tiền sử bệnh vú lành tính, thói quen hút thuốc và sử dụng thuốc ngừa thai...

Các nhà nghiên cứu kiểm tra xem mối liên hệ giữa thịt đỏ và nguy cơ ung thư vú sẽ thay đổi như thế nào khi mức độ của các yếu tố nguy cơ khác thay đổi. Họ phát hiện ra rằng chỉ có thuốc tránh thai dường như làm tăng thêm nguy cơ liên quan với thịt đỏ. Đối với những người ăn thịt đỏ hàng ngày, nguy cơ ung thư vú cao hơn 54% trong số những phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai và 11% ở những phụ nữ đã từng sử dụng thuốc tránh thai trước đây.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Nốt ruồi nhiều, rủi ro ung thư vú cao hơn

Hai nghiên cứu lớn cho rằng phụ nữ có nhiều nốt ruồi sẽ có khả năng phát triển ung thư vú cao hơn so với những phụ nữ có ít hoặc không có nốt ruồi.

Nghiên cứu thứ nhất do nhà nghiên cứu nghiên cứu Jiali Han của Đại học Indiana đứng đầu.

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn biết rằng nốt ruồi có thể có liên quan đến khối u ác tính nhưng "đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã xác định nốt ruồi như là một yếu tố nguy cơ ung thư vú", nhà nghiên cứu nghiên cứu Jiali Han - một nhà dịch tễ học và là giáo sư nghiên cứu ung thư tại Trung tâm Ung thư của Đại học Indiana cho biết.

Han và cộng sự đã theo dõi khoảng 75.000 phụ nữ da trắng trong độ tuổi 40-65 ở Mỹ trong 24 năm. Mỗi người phụ nữ được yêu cầu đếm số lượng các nốt ruồi trên cánh tay trái và xác định đường kính của chúng.

Sau khi các nhà nghiên cứu đã tính đến yếu tố nguy cơ ung thư vú, chẳng hạn như độ tuổi, số lần mang thai, thời kì mãn kinh... họ thấy rằng những phụ nữ có 15 nốt ruồi trở lên sẽ có khả năng được chẩn đoán ung thư vú cao hơn 35% so với những phụ nữ không có nốt ruồi.


Số lượng nốt ruồi trên da của người phụ nữ có thể cung cấp một số thông tin liên quan đến khả năng bị ung thư vú ở người phụ nữ. Ảnh minh họa

Nghiên cứu thứ hai được tiến hành tại Pháp. Nghiên cứu này đã thu thập dữ liệu từ gần 90.000 phụ nữ Pháp tuổi từ 39-66 trong thời gian 18 năm. Những người phụ nữ tham gia nghiên cứu được mô tả số nốt ruồi trên da của họ. Thay vì đếm chúng, những người phụ nữ cho biết số nốt ruồi của họ thuộc nhóm "không có", "một vài", "nhiều" hoặc "rất nhiều".

Kết quả cho thấy phụ nữ cho biết có "rất nhiều" nốt ruồi có khả năng được chẩn đoán bị ung thư vú cao hơn 13% so với phụ nữ không có nốt ruồi. Nhưng, kết quả này lại không xem xét đến lịch sử gia đình của phụ nữ bị ung thư vú và bệnh vú lành tính.

Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu đã phân tích một nhóm bao gồm chỉ có phụ nữ tiền mãn kinh, các số liệu cho thấy rằng những phụ nữ được mô tả có "rất nhiều" nốt ruồi có khả năng bị ung thư vú cao hơn 34% so với phụ nữ tiền mãn kinh nhưng không có nốt ruồi.

Những phát hiện từ cả hai nghiên cứu được công bố ngày 10 tháng 6 trên tạp chí Y dược PLOS.

Theo các nhà khoa học, kết luận nốt ruồi có thể là một dấu hiệu của nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ được dựa trên mối quan hệ giữa nốt ruồi và hormone giới tính.

"Số nốt ruồi có thể là một phản ánh về hàm lượng hormone giới tính. Nhiều nốt ruồi chứng tỏ mức độ estrogen và testosterone cao hơn", Han nói.


Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã xác định nốt ruồi như là một yếu tố nguy cơ ung thư vú. Ảnh minh họa

Số nốt ruồi trên người mỗi phụ nữ bị ảnh hưởng bởi di truyền, màu da và ánh nắng mặt trời. Số lượng nốt ruồi thường đạt đỉnh cao ở tuổi dậy thì. Nhưng nốt ruồi cũng có thể sẫm hơn hoặc phát triển lớn hơn trong khi mang thai, khi lượng hormone giới tính của phụ nữ đang dao động, và hàm lượng hormone giới tính cũng ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú. Do đó những phát hiện trong cả hai nghiên cứu đều cho rằng số nốt ruồi có thể là gợi ý về nguy cơ phát triển ung thư vú ở người phụ nữ.

Cả hai nghiên cứu dựa trên số lượng nốt ruồi do những phụ nữ tham gia nghiên cứu tự báo cáo, Han nói. Ông cũng cho rằng, đếm nốt ruồi trên một cánh tay có thể là một chỉ số đáng tin cậy về số nốt ruồi tìm thấy trên phần còn lại của cơ thể.

Một hạn chế của cả hai nghiên cứu này là nghiên cứu ở Mỹ chỉ bao gồm phụ nữ da trắng, trong khi các nghiên cứu của Pháp đã không thu thập dữ liệu về màu da. Vì vậy, nó chưa rõ liệu các kết quả có thể áp dụng đối với những phụ nữ không phải là người da trắng hay không.

Cũng theo nhà nghiên cứu Jiali Han, những nghiên cứu này cần được tiếp tục điều tra, mở rộng để có kết luận chuẩn nhất.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Chỉnh sửa gen có thể chữa HIV

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học California, San Francisco, đã tìm ra một phương pháp giúp loại bỏ một trình tự DNA và thay thế nó bằng một đoạn DNA khác, kỹ thuật này có tên gọi là “chỉnh sửa gen”. Trong trường hợp này, các nhà khoa học thay thế nó bằng một trình tự DNA hiếm, cung cấp cho bệnh nhân khả năng kháng HIV tự nhiên. Trình tự gen này xuất phát từ những người có hai bản sao đột biến gen liên kết với các protein CCR5.


Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh được rằng, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi vật liệu di truyền của một số tế bào gốc. Ảnh minh họa

Khi cố gắng xâm nhập vào các tế bào máu trắng của một người, HIV sẽ gắn vào CCR5. Ở những người bị đột biến gen, HIV sẽ không thể gắn vào protein này. Điều đó có nghĩa là, người đó không thể nhiễm HIV. Trên thực tế, chỉ có khoảng 1% người dân châu Âu có hai bản sao đột biến gen.

Ý tưởng đằng sau cuộc nghiên cứu xuất phát từ trường hợp của một bệnh nhân tên Timothy Ray Brown đã được “chữa khỏi” HIV, sau khi được cấy ghép tủy xương từ một người có khả năng chống virus, chữa HIV.

Đây không phải là một phương pháp thiết thực, bởi có quá ít người có khả năng kháng HIV tự nhiên. Vì vậy, các nhà nghiên cứu trường Đại học California đang cố gắng hiện thực hóa phương pháp này, mà không cần tới những người hiến tủy này.


Phương pháp giúp loại bỏ một trình tự DNA và thay thế nó bằng một đoạn DNA khác, kỹ thuật này có tên gọi là “chỉnh sửa gen”. Ảnh minh họa  

Theo các nhà khoa học, để tạo ra các tế bào gốc từ tế bào của chính bệnh nhân thì tương đối đơn giản. Sau đó, các tế bào này có thể được sử dụng để tạo ra các tế bào máu trắng, và cuối cùng có thể chỉnh sửa các tế bào máu trắng về mặt di truyền và bổ sung kháng thể chống HIV. Các bác sĩ sẽ cấy ghép những tế bào này vào cơ thể của bệnh nhân, giúp chúng phát triển thành những kháng thể chống lại virus HIV.

Tuy nhiên, để áp dụng kỹ thuật này vào trong thực tế là cả một chặng đường dài. Cho đến nay, các nhà khoa học mới chỉ chứng minh được rằng, họ có thể  chỉnh sửa các bộ gen, để sản xuất ra các tế bào máu trắng có khả năng kháng HIV.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe Cùng Tôi

Cẩn thận với paracetamol

Khi bạn bị đau đầu, đau nhức mình mẩy hay bị sốt, các loại thuốc có hoạt chất Paracetamol giúp bạn giảm đau - hạ sốt hiệu quả.

Hoạt chất dẫn đầu trong thang giảm đau của WHO

Paracetamol là hoạt chất được xếp bậc đầu tiên trong thang giảm đau của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO). WHO cũng công nhận paracetamol là thuốc giảm đau - hạ sốt hiệu quả có ít tác dụng phụ và ít tương tác với các thuốc khác.

Theo khuyến cáo của WHO, Paracetamol là hoạt chất giảm đau phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh nhân:
- Dùng được cho người cao huyết áp và người lớn tuổi;
- Người có vấn đề tim mạch;
- Dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú;
- Không gây buồn ngủ;
- Không hại dạ dày, dùng được ngay cả khi bụng đói.

Tính đến nay, đây là hoạt chất được chọn lựa đầu tiên của giới chuyên môn và của nhiều đối tượng bệnh nhân trên toàn thế giới.

Dùng Paracetamol đúng cách

Đối với giảm đau: khi bắt đầu bị đau ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể; ví dụ như đau  đầu, đau  răng, đau nhức mình mẩy, đau cơ xương khớp, đau bụng kinh…, trước  tiên  nên  uống  viên giảm đau có thành phần paracetamol.

Đối  với  tác  dụng  hạ  sốt: khi  nhiệt độ cơ thể  từ  38oC trở  lên, sử dụng Paracetamol  giúp   người  bệnh  hạ sốt dần, trở về nhiệt độ bình thường (36.5°C - 37.5°C ).

Các chuyên gia lưu ý:

- Nên dùng Paracetamol sớm khi cơn đau mới bắt đầu: nếu việc chịu đựng những cơn đau làm cho  người  bệnh khó chịu, trở nên cáu gắt, giảm chất  lượng công việc và chất lượng sống thì nên dùng sớm ngay từ khi bắt đầu có biểu hiện đau.

- Với chỉ định điều trị sốt thì nên bắt đầu dùng Paracetamol khi thân nhiệt trên 38oC.

- Chỉ chọn nhãn hiệu thuốc có uy tín và được nhiều người tin dùng: vì thông thường sản phẩm của các hãng dược lớn có chất lượng ổn định và quy cách đóng gói bao bì đạt chuẩn giúp cho việc bảo quản và đảm bảo chất lượng viên thuốc tốt hơn. Bên cạnh đó, cần lưu ý hạn sử dụng khi dùng.

- Lưu ý dùng theo đúng liều lượng, chỉ định: trong thời gian 24 giờ, liều dùng tối đa 60mg/ kg cân nặng, liều tối đa hằng ngày không quá 4.000 mg. Bệnh nhân đang bị các bệnh về gan hay thận nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc  này. Khi sử dụng, bệnh nhân nên thận trọng với các loại thuốc  khác cùng có chung thành phần Paracetamol, nhằm tránh nguy cơ dẫn đến tình trạng quá liều.

- Trong vòng 2 tiếng trước và sau khi uống thuốc, không được uống các chất kích thích như bia, rượu, trà...

Nguồn: Afamily


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe Cùng Tôi

Jun 11, 2014

Những thực phẩm ngăn ngừa ung thư vú

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới. Theo Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ thì cứ 8 người phụ nữ thì lại có 1 người bị chẩn đoán bị ung thư vú. Có nhiều yếu tố nguy cơ khiến phụ nữ bị mắc ung thư vú, trong đó một số là ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như tiền sử gia đình và di truyền. Một số nguyên nhân khác trong lối sống của người phụ nữ cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ của họ. Tập thể dục thường xuyên, duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và tránh hút thuốc lá… có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị ung thư vú của phụ nữ. Dưới đây là 5 loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ chị em giảm thiểu nguy cơ bị ung thư vú.

1. Trà xanh

Ngược với sữa nhiều chất béo, trà xanh lại có tác dụng tích cực trong tiến triển của bệnh ung thư, các nghiên cứu đã cho thấy điều đó. Lý do chứng tỏ trà xanh trợ giúp tốt cho các bệnh nhân ung thư là nó hạn chế sự tăng trưởng của khối u. Theo nghiên cứu thực nghiệm ở động vật, hóa chất trong trà xanh gọi là polyphenol có thể ức chế loại protein thúc đẩy tăng trưởng tế bào ung thư và phòng ngừa các tế bào ung thư di căn.


Ảnh minh họa

2. Thực phẩm giàu Folate và axit folic

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu folate và acid folic có thể có ích cho bệnh nhân ung thư vú. Một nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2008 cho thấy những người có sự chú trọng bổ sung folate nhiều hơn các chất khác giảm khả năng ung thư vú đến 22% so với những người có lượng folate thấp.

Các nhà nghiên cứu kết luận trong bài viết của mình rằng, folate có thể bảo vệ, đặc biệt là chống lại estrogen (vốn là một trong nhiều nguyên nhân thúc đẩy các loại ung thư vú).

3. Đậu nành

Đậu nành có chứa isoflavone, một loại estrogen thực vật, và có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú hoặc nguy cơ tái phát trong những người ung thư sống sót. Đây là kết quả một nghiên cứu được thực hiên khi các nhà nghiên cứu lo lắng liệu sản phẩm đậu nành có thể gây hại cho bệnh nhân ung thư vú. Và kết quả ghi nhận trái ngược với tác dụng của estrogen động vật, estrogen thực vật trong đậu nành lại có tác dụng tích cực.

Trong một nghiên cứu những người bị ung thư vú sống sót sau mãn kinh, những người tiêu thụ nhiều isoflavone đậu nành (khoảng 42,3 mg một ngày) có thể giảm nguy cơ tái phát ung thư vú so với những người không tiêu thụ hoặc tiêu thụ ít hơn 15,2 mg một ngày.

Một nghiên cứu được trình bày trong hội nghị được tổ chức bởi Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư vào năm 2012 phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn một nửa khẩu phần isoflavones đậu nành một ngày giảm nguy cơ phát triển ung thư vú xâm lấn tới 30% so với những phụ nữ hầu như không ăn đậu nành.

Trong một nghiên cứu lớn hơn nhìn gần 10.000 người ung thư vú đã được cứu sống ở Hoa Kỳ và Trung Quốc, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn hơn 10mg isoflavones đậu nành mỗi ngày có tỷ lệ tái phát ung thư thấp hơn so với những người ăn ít hơn số lượng này. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng vào năm 2012.


Ảnh minh họa

4. Dầu cá

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh vào tháng 6 năm 2013 cho thấy kết quả khác nhau khi nói đến những lợi ích sức khỏe của các axit béo omega-3, được tìm thấy trong dầu cá và một số chế phẩm khác. Nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ tiêu thụ một lượng lớn các loại axit béo omega -3, hoặc do ăn cá hoặc uống bổ sung dầu cá, có nguy cơ phát triển ung thư vú thấp hơn 14 % so với những người không bổ sung.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh vào tháng 6 năm 2013. Lượng omega-3 cần thiết để đạt được giảm nguy cơ này tương đương với một hoặc hai phần ăn dầu cá (như cá hồi, cá trích hoặc cá mòi) hàng tuần.

5. Hướng dương và hạt bí ngô

Những loại hạt này cũng chứa lượng lớn các hợp chất giống như estrogen thực vật, vì vậy cũng có tác dụng tích cực tới bệnh ung thư vú giống như estrogen trong đậu nành. Một nghiên cứu thực hiện trên gần 3.000 bệnh nhân ung thư vú và 5.000 phụ nữ không mắc bệnh cho thấy, khi ăn nhiều các loại hạt, cũng như đậu nành, giúp họ giảm nguy cơ ung thư vú sau khi mãn kinh. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Dinh dưỡng và Ung thư Hoa Kỳ vào năm 2012.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe Cùng Tôi

Phát hiện sớm bệnh ung thư cơ quan sinh dục nữ

Có 5 loại ung thư cơ quan sinh dục chính: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ và việc sàng lọc chỉ gợi ý đối với ung thư cổ tử cung. Do đó việc phát hiện sớm có thể phụ thuộc vào khả năng tự nhận ra dấu hiệu và đi khám.


Ảnh: Livescience.

Theo nghiên cứu viên Cynthia Gelb, chuyên gia truyền thông sức khỏe tại Trung tâm Y tế dự phòng, các kết quả cho thấy cần thông báo để phụ nữ nắm được dấu hiệu của ung thư cơ quan sinh dục và thời điểm nên đi khám.

Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu của những căn bệnh này là phổ biến và không khiến người ta phải cảnh giác, chúng có thể là dấu hiệu của các điều kiện sức khỏe bình thường. Gelb cho biết cách duy nhất để biết nguyên nhân gây ra bệnh này là nhờ tới chuyên gia.

Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Family Practice. Nhóm nghiên cứu phỏng vấn 132 phụ nữ từ 40-60 tuổi ở các bang khác nhau của Mỹ. Mỗi nhóm có từ 7-9 người và cuộc phỏng vấn diễn ra trong 2 giờ.

Mỗi người tham gia được đưa một danh sách 8 triệu chứng ung thư cơ quan sinh dục và nêu rõ triệu chứng nào làm họ quan tâm nhất, rồi thảo luận nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Triệu chứng được quan tâm nhiều nhất là chảy máu âm đạo bất thường, một số người nhận định đó có thể là dấu hiệu ung thư.

Nhiều phụ nữ cũng cho rằng thay đổi da ở âm hộ có thể là cảnh báo nguy hiểm. Một số cũng nói rằng đau và tức ở vùng chậu cũng có thể là dấu hiệu ung thư ở cơ quan sinh dục.

Có 5 triệu chứng rất ít phụ nữ nhận định là dấu hiệu của ung thư: ngứa hay rát âm đạo, đau lưng/đau bụng, chóng mệt, tiểu tiện nhiều lần và đầy hơi.

Gelb nói: “Tất cả điều này và các dấu hiệu khác có thể không được đánh giá là cần đi khám, bởi chúng thường gặp và không phải là dấu hiệu của vấn đề gì nghiêm trọng. Nhiều người rất hay bị mệt. Phụ nữ có thể cảm thấy chướng bụng quanh thời gian có kinh và những phụ nữ đã mãn kinh thường đi tiểu nhiều và gấp hơn".

Điều gì là bình thường?

Theo nhóm nghiên cứu, phụ nữ cần nắm được khoảng thời gian và chu kỳ kinh bình thường của mình là bao lâu và mức độ ra máu thế nào, có bị chóng no khi ăn hay thường đau lưng tới mức nào.

Chảy máu bất thường hay ra nhiều máu hơn thông thường là lý do phải đi khám ngay. Đầy hơi và các dấu hiệu khác cần đi khám nếu diễn ra liên tục trong 2 tuần.

Một số phụ nữ báo cáo phải sống chung với những dấu hiệu khó chịu này trong khoảng thời gian dài hơn, thậm chí hàng năm mà không đi khám bệnh. Nhiều phụ nữ trong nghiên cứu cũng cho biết đã tìm kiếm trên mạng thông tin về các triệu chứng.

Phụ nữ nên tham khảo trên các trang uy tín cung cấp thông tin thực tế về ung thư cơ quan sinh dục và thông tin dựa trên các bằng chứng khoa học. Bệnh được phát hiện và điều trị sớm bao nhiêu thì việc điều trị càng hiệu quả bấy nhiêu.


Sống Khỏe Cùng Tôi

 
Edit Ứng dụng iphone 3G | And Tin tuc cong nghe - Video tổng hợp hay nhất | Câu lạc bộ kiến trúc