Showing posts with label Phương Pháp Phòng Chữa Bệnh. Show all posts
Showing posts with label Phương Pháp Phòng Chữa Bệnh. Show all posts

Feb 27, 2016

Tống sỏi thận ra ngoài trong 06 ngày

Bạn đang bị sỏi thận? Mặc dù đã áp dụng rất nhiều cách nhưng các cơn đau do sỏi vẫn không ngừng hành hạ bạn mỗi ngày? Nếu bạn đang đi tìm cho mình một cách tống sỏi thận mà không cần dùng thuốc hay mổ thì thật may mắn.



Dưới đây là phương pháp tự nhiên giúp bạn loại bỏ sỏi thận chỉ trong vòng 1 tuần áp dụng.

Không chỉ có sỏi, các hạt cát nhỏ cũng được phân hủy và tiêu tan theo đường tiểu nhanh chóng khi áp dụng theo công thức này.

Xin mời bạn cùng theo dõi thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên liệu

– 100ml nước cốt chanh.

– 100ml dầu oliu, bạn sẽ dễ dàng tìm mua dầu oliu tại các siêu thị trên toàn quốc.

– 100ml bia.

Thực hiện

Trộn tất cả nguyên liệu với nhau trong một hũ (chai) thủy tinh.

Cách uống

Mỗi ngày, sau khi ngủ dậy, hãy uống 50ml hỗn hợp vừa rồi.

Lưu ý:

– Nên lắc đều trước khi uống.

– Uống trước bữa ăn 30 phút.

– Hỗn hợp còn dư, đóng chặt nắp, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

Liệu trình trong bao lâu?

Thực hiện liên tục trong vòng 6 ngày, sỏi trong thận sẽ dần được tống ra ngoài theo đường tiểu.

Rất nhiều người áp dụng nghiêm túc theo chỉ dẫn trên và tiêu được sỏi ra ngoài.

Tuy nhiên, xin hãy lưu ý, phương pháp này chỉ có tác dụng với sỏi có kích thước dưới 15mm. Hãy kết hợp với siêu âm để kiểm tra kích thước sỏi bạn nhé.

(ST)


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Chữa bệnh mất ngủ bằng gừng

Hiện nay, mất ngủ đã trở thành một căn bệnh rất phổ biến. Số người mắc căn bệnh này cũng không còn giới hạn trong độ tuổi xế chiều mà đã mở rộng ra với những đối tượng là những người trẻ.



Bệnh mất ngủ mặc dù không gây hậu quả chết người nhưng lại làm bào mòn sức khỏe của con người một cách vô cùng kinh khủng.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc mà người ta biết rõ rằng sẽ có nhiều tác dụng phụ, nhiều người cũng có xu hướng tìm kiếm những thảo dược có thể giúp chữa bệnh mất ngủ một cách tự nhiên.

Trong số các thảo dược được tin dùng để chữa căn bệnh mất ngủ, người ta thường không biết rằng gừng là vị thuốc chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả.

1. Tại sao lại là gừng?

Gừng là một vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong Đông y. Gừng có tác dụng đối với các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, cũng có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương và thông lạch.

Thông thường, gừng sẽ được dùng để chữa những căn bệnh về tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, thổ tả... Hay những bệnh do lạnh như cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh hay chân tay lạnh...

Có khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng cho thấy rằng gừng có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ chữa bệnh cho con người.

Riêng với bệnh mất ngủ, vì trong gừng có chứa chất Cineole sẽ giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần con người được sảng khoái và có thể ngủ ngon giấc.

Có thể thấy gừng rất có hiệu quả trong việc điều trị mất ngủ, nhưng không phải có tác dụng ngay trực tiếp ngay lập tức mà sẽ phải dùng để cải thiện bệnh dần dần.

2. Dùng gừng trị mất ngủ thế nào?

Có khá nhiều cách để dùng gừng trị bệnh mất ngủ:

– Nấu nước gừng ngâm chân vào mỗi tối sẽ có thể giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ của bạn sẽ đến nhanh hơn.

– Nửa củ gừng khi nấu với đường phên (đường đỏ) cùng 500ml nước nấu lên uống vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Bài thuốc này sẽ có tác dụng chữa mất ngủ kinh niên vô cùng tốt, nên kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng.

– Gừng tươi ngâm với giấm. Cho vài lát gừng vào một chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ trong khoảng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày, chỉ trong vòng khoảng tháng rưỡi là bệnh mất ngủ sẽ chấm dứt.

3. Một số chú ý khi bạn sử dụng gừng:

– Không nên gọt vỏ: Nhiều người thường gọt vỏ khi ăn gừng mà không hề biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh.

– Không nên ăn gừng trong một thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận hay bệnh tiểu đường...

– Không nên ăn nhiều gừng: Mặc dù gừng có khá nhiều tác dụng nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng.

(ST)


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Jul 28, 2014

Sắt quan trọng như thế nào với cơ thể?

Sắt là một yếu tố vi lượng rất cần cho cơ thể. Cung cấp đủ sắt sẽ giúp bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Thiết hụt sắt sẽ gây ra mệt mỏi, suy nhược, thiếu máu, móng tay của bạn trở nên giòn, dễ gãy và sự trao đổi chất của cơ thể cũng chậm lại,... Rõ ràng, thiếu sắt sẽ gây ra một loạt những ảnh hưởng tiêu cực. Dưới đây là 7 lý do chính để bạn cần bổ sung đầy đủ vi chất này:

1. Các tế bào hồng cầu khỏe mạnh

Một trong những lý do cơ thể cần chất sắt là để xây dựng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Sắt là thành phần chủ yếu tạo nên hemoglobin - loại protein trong hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Trên thực tế, sắt vô cùng quan trọng đối với hemoglobin, có đến 70% lượng sắt trong cơ thể bạn được tìm thấy trong hemoglobin.

Thiết sắt sẽ không thể sản xuất đủ hemoglobin, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và có thể dẫn đến thiếu máu. Vì vậy, những người trưởng thành được khuyến nghị bổ sung cho cơ thể 18 mg sắt/ngày đối với phụ nữ và 8 mg/ ngày đối với nam giới.

sat-quan-trong-nhu-the-nao-voi-co-the-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

2. Cơ bắp chắc khỏe

Trong khi phần lớn chất sắt được tìm thấy trong hemoglobin thì một số phần còn lại được tìm thấy trong cơ bắp. Cơ thể chúng ta cần sắt để xây dựng những khối cơ bắp mạnh mẽ, rắn chắc. Cung cấp đủ hàm lượng sắt giúp cho cơ bắp của bạn chắc và có độ đàn hồi, đặc biệt với đấng mày râu. Ngoài ra, quá trình vận chuyển oxy được thực hiện bởi hemoglobin cũng là yếu tố quyết định đối với sự co cơ. Nồng độ sắt thấp dễ khiến cơ bắp phục hồi chậm dẫn đến nhức mỏi.

3. Chức năng nhận thức

Như trên đã đề cập, sắt là thành phần chính tạo nên hemoglobin, loại protein có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Bộ não người cần oxy để thực hiện các chức năng và sự thật là nó sử dụng đến 20% oxy trong máu của bạn. Khi não được cung cấp đầy đủ oxy và lưu lượng máu thì chức năng nhận thức sẽ được tăng cường cũng như sản sinh các nơ-ron thần kinh mới. Thiếu sắt dẫn đến giảm khả năng ghi nhớ, thiếu tập trung, tiếp thu kém,…

sat-quan-trong-nhu-the-nao-voi-co-the-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

4. Cải thiện tâm trạng

Một lợi ích đáng ngạc nhiên mà chất sắt mang đến cho sức khỏe của bạn đó chính là khả năng cải thiện tâm trạng. Sắt là một vi chất vô cùng quan trọng trong sự tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là dopamine, norepinephrine và serotonin. Đây là những chất dẫn truyền thần kinh giúp não hoạt động tốt, tạo nên sự hưng phấn, giúp bạn có được tâm trạng thoải mái theo hướng tích cực.

5. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh 

Sắt là một trong những chất dinh dưỡng tham gia tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và hoạt động tốt. Một khi bị thiếu sắt, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ suy giảm và gặp khó khăn trong việc chống lại “những kẻ xâm lược” cơ thể, gây ra bệnh tật, ốm đau. Tuy nhiên, cung cấp quá nhiều sắt cũng có thể gây trở ngại cho hệ thống miễn dịch thực hiện đúng chức năng. Đó là lý do vì sao chúng ta cần bổ sung sắt với liều lượng vừa phải trong mức cho phép.

6. Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể

Nếu cảm thấy mình thường xuyên bị lạnh, đó có thể là bởi vì bạn đã thiếu máu, thiếu sắt. Vi chất này giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách đảm bảo lưu lượng máu tuần hoàn khắp cơ thể. Có được nhiệt độ cơ thể thích hợp không chỉ đơn thuần giúp bạn cảm thấy thoải mái mà nó còn rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất. Cung cấp đủ sắt sẽ đảm bảo nhiệt độ cơ thể bạn được điểu chỉnh tốt hơn.

7. Tạo năng lượng

Một trong những lợi ích quan trong nhất của sắt chính là duy trì năng lượng cho cơ thể. Một khi thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu khiến bạn mệt mỏi, giảm khả năng làm việc. Hiển nhiên, thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng và bạn cần đảm bảo đầy đủ vi chất này. Chúng ta có thể cung cấp sắt cho cơ thể bằng cách tiêu thụ các thực phẩm như thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản,…

Người ăn chay có thể bổ sung sắt thông qua các loại đậu, ngũ cốc, rau bina, trái cây,… Bên cạnh đó cũng cần tăng cường vitamin C để cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Jul 12, 2014

Thực đơn cho bệnh nhân gout

Gout là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric dẫn đến việc đau, nhức các khớp xương, gây nên khó vận động.

Bên cạnh lối sống khoa học thì những người bị bệnh gout còn phải thiết lập cho mình một thực đơn ăn uống hợp lí. Những nguồn thuc pham tot cho benh gout sau đây sẽ giúp cho bệnh nhân giảm thiểu tối đa các cơn đau do gout gây ra.

Rau cần

Loại rau trồng cả ở dưới nước và trên cạn này có tính hàn, vị ngọt mát, giúp thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Những người đang trong giai đoạn gout cấp tính nên ăn nhiều rau cần. Bởi hàm lượng vitamin, khoáng chất trong rau cần sẽ làm hạ axit uric trong có thể một cách tối đa.

Súp lơ

Đây là một trong những thực phẩm cho người bị bệnh gout. Giống như rau cần, súp lơ có tính mát, vị ngọt. Khi hấp thụ vào trong cơ thể, súp lơ có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiểu nên là thực phẩm thích hợp cho người có lượng acid uric trong máu cao.

thuc-don-cho-benh-nhan-gout-eva-giam-can

Khoai tây

Giàu tinh bột, là một thực phẩm kiềm tính, giàu muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin – yếu tố dẫn đến bệnh guot nên rất an toàn đối với người bệnh.

Rau cải xanh

Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi, tràng vị. Cá món ăn được chế biến từ cải xanh còn có tác dụng lợi tiểu, rất thích hợp với người bị bệnh gút.

Dưa chuột

Thành phần nước dồi dào trong trái dưa chuột rất phù hợp với những người bị bệnh gout. Ăn nhiều dưa chuột, hệ tiêu hóa sẽ được giải độc. Dưa chuột còn làm tăng khả năng bài tiết tiết acid uric qua đường tiết niệu, hạn chế tối đa những cơn dau khop khó chịu.

Bí các loại

Có tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Bí là nguồn thực phẩm lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu.

Trái cây

Một số loại trái cây như dưa hấu, táo, nho, lê cũng nên được đưa vào dành sách thực phẩm tốt cho bệnh gout. Đặc điểm chung của những loại trái cây này là có tính mát, lợi tiểu và không có nhân purin, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mãn tính.

thuc-don-cho-benh-nhan-gout-eva-giam-can

Người bị bệnh gout nên kiêng ăn thực phẩm nào?

Sau đây là danh sách những thực phẩm không tốt cho benh gout :

- Thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt đỏ, cá, hải sản…

- Đồ ăn chứa nhiều chất béo và dầu mỡ.

- Đạm thực vật: Có trong đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…

- Đồ uống có cồn, nước ngọt, nước có ga…

- Tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì chúng sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Jul 10, 2014

Cẩn thận với run tay, run chân

Chuyện nghịch lý đáng nói ở đây là số người còn trẻ, bề ngoài coi còn khỏe nhưng lại run tay càng lúc càng tăng.

Nhiều y sĩ đoàn ở châu Âu đã phải lên tiếng cảnh báo vì không dưới 1/4 người đang làm việc trong văn phòng và chưa quá 40 tuổi đang là nạn nhân của tình trạng run tay đồng thời giảm lực cơ khiến họ dễ đánh rơi vật nhẹ như cây bút, tách cà phê, tập tài liệu… Dấu hiệu này rất rõ nét ở những người:

- Cánh tay thường co cứng vì làm việc liên tục nhiều giờ trước máy vi tính với thói quen di chuyển “chuột” trên mặt bàn trong một khoảng cách quá ngắn.

- Cảm xúc quá thường xuyên như giận dữ, buồn chán, hay cả hai, trong sinh hoạt nghề nghiệp khiến họ khi thì phản ứng mạnh mẽ, lúc chẳng khác nào trầm uất.

- Ngủ không đủ hay tuy ngủ đủ giờ nhưng không sâu vì gia chủ mang công việc còn dở dang vào giấc ngủ rồi tự mình hại mình suốt đêm.

can-than-voi-run-tay-run-chan-song-khoe-cung-toi

Không có gì khó hiểu nếu người già run tay vì ít nhiều khó tránh rối loạn dẫn truyền thần kinh do não bộ bị lão hóa. Ảnh minh họa

Nếu nghĩ chuyện trên trời rơi xuống thì sai. Tất cả đối tượng của “hội chứng còn trẻ nhưng run tay” đều có vài điểm tương đồng. Đó là:

Thiếu khoáng tố magiê do cơ thể tiêu xài chất này rất hào phóng trong tình huống stress. Do rối loạn dẫn truyền thần kinh nên các động tác tinh tế của bàn tay, ngón tay nằm ngoài vòng kiểm soát. Thêm vào đó, lực cơ giảm thấy rõ nên gia chủ nắm gì cũng không chặt. Cũng vì thiếu magiê mà nạn nhân dễ bị chuột rút trong đêm khiến mất ngủ một cách oan uổng.

Thiếu glutathione - chất có nhiệm vụ bảo vệ tế bào não trước tác hại của độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, khói xăng dầu, nấm mốc trong lưới máy lạnh, chất sinh dị ứng trong bụi máy in... Vì thiếu chất này mà nạn nhân sa sút trí nhớ đi kèm với tay run khi phải động não. Bằng chứng là không chỉ tình trạng run tay mà chức năng tư duy cũng cải thiện thấy rõ sau thời gian được điều trị với alpha lipoic acid, chất kích hoạt tiến trình tổng hợp glutathione.

Tế bào não thiếu năng lượng vì trục trặc trong khâu chuyển hóa dưỡng chất. Nạn nhân vì thế dễ hồi hộp khi phải động não vì não thiếu dưỡng khí khiến tim phải tăng năng suất. Chưa hết, nạn nhân mệt nhoài sau ngày làm việc nhưng vẫn khó ngủ vì trung khu điều hành giấc ngủ chỉ phát tín hiệu khi đủ năng lượng. Đó là lý do tại sao nhiều thầy thuốc đang dùng L-Carnitine trong phác đồ điều trị run tay ở đối tượng suy nhược thần kinh vì amin acid này là xe tải năng lượng cho tế bào.

Đó là lý do tại sao nhiều thầy thuốc không còn dùng các loại thuốc an thần để điều trị run tay ở người trẻ.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Jul 1, 2014

Tư vấn cách sử dụng quần "chip"

Em đọc nhiều thông tin liên quan đến chuyện lựa chọn và mặc quần áo chip sao cho không bị ảnh hưởng đến sức khỏe "vùng kín" nên em rất cẩn thận. Thế nhưng, tháng trước, sau khi thay một loạt quần chip mới thi em lại bị ngứa liên tục ở "chỗ kín". Vì chỉ ngứa ngoài da nên em bôi thuốc nhưng cũng không ăn thua. Em chưa đi khám nên rất lo lắng hơn. Bác sĩ cho em hỏi, có khi nào đám quần chip mới của em chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này không? Em xin cảm ơn bác sĩ! (N. Huệ)

Trả lời:

Bạn N. Huệ thân mến!

Trước hết phải nói với bạn rằng, với tất cả các bệnh ở "vùng kín", việc đi khám để được chẩn đoán bệnh chính xác là điều hết sức cần thiết. Vì có nhiều bệnh phụ khoa hoặc bệnh ở "vùng kín" có những biểu hiện giống nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn nếu không được khám hoặc làm các xét nghiệm cần thiết. Vì vậy, bạn không nên vì ngần ngại mà không đi khám phụ khoa khi có biểu hiện ngứa kéo dài như vậy. Bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được thăm khám.

Còn về vấn đề bạn hỏi cũng rất quan trọng. Lựa chọn và học cách dùng quần áo chip sao cho đúng là điều mà chị em nào cũng cần biết vì đây là những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với những các vùng nhạy cảm trên cơ thể bạn và do đó nó có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn, nhất là sức khỏe sinh sản, phụ khoa.


Quần chip là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với vùng nhạy cảm trên cơ thể bạn và do đó nó có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản, phụ khoa. Ảnh minh họa

Ngoài những điều mà hầu hết chị em đã biết về việc bảo quản quần áo chip của mình như: không giặt chung với các loại trang phục khác, dùng xà phòng chuyên biệt, nên giặt hàng ngày... bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây để bảo vệ sức khỏe của mình.

- Không phơi trái quần áo chip: Trong môi trường không khí ô nhiễm, việc phơi đồ lót trái sẽ khiến đồ lót bị nhiễm một số loại bụi và vi khuẩn. Bởi vì khói thuốc lá, bụi, vi trùng, hydrogen sulfide và các chất độc hại theo không khí phát tán. Khi phơi trái đồ lót sẽ vô tình để các chất này dính vào mặt quần lót. Khi mặc lên người, sẽ khiến cho người bị ngứa ngáy, dị ứng thậm chí gây ra một loạt các bệnh viêm da và bệnh phụ khoa.

- Nên giặt quần áo chip mới mua trước khi mặc: Trong quá trình sản xuất, người ta thường thêm các loại phụ gia để xử lý màu, xử lý vải, những chất để chống mối mọt, mốc... Những chất hóa học này đều gây kích ứng cho da người. Vì vậy quần áo chip mới mua nhất định phải dùng nước sạch giặt qua, phơi nơi thoáng gió cho khô rồi mới mặc.

- Không sử dụng đồ lót phai màu: Khi sử dụng đồ lót phai màu chứng tỏ dư lượng thuốc nhuộm vẫn còn lưu trên quần áo. Mặc dù hóa chất nhuộm không ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục của nữ giới, nhưng khi tiếp xúc với da, cơ thể sẽ hấp thu một số chất hóa học khác, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bạn cần xem lại khi thay quần chip mới bạn có giặt sạch sẽ trước khi mặc hay không. Nếu không thì rất có thể đây chính là nguyên nhân làm cho bạn bị ngứa. Ngoài ra, bạn sẽ không thể biết mình chỉ bị ngứa bên ngoài hay còn bị bệnh nào khác nữa không, vậy nên, tốt nhất là bạn hãy đi khám càng sớm càng tốt.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Trị tiểu đường không lo tác dụng phụ

Đái tháo đường – căn bệnh đại dịch của thế kỷ 21, nguyên nhân của hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như Suy Thận, Đột Quỵ, hoại tử chi, nhồi máu cơ tim. Nổi tiếng là căn bệnh phụ thuộc điều trị suốt đời bằng thuốc Tây, nên nỗi lo về tác dụng phụ của thuốc và chất lượng thuốc là câu hỏi lớn được đặt ra với giới chuyên môn và các bệnh nhân đái tháo đường.
Đái tháo đường – căn bệnh đại dịch của thế kỷ 21, nguyên nhân của hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như Suy Thận, Đột Quỵ, hoại tử chi, nhồi máu cơ tim. Nổi tiếng là căn bệnh phụ thuộc điều trị suốt đời bằng thuốc Tây, nên nỗi lo về tác dụng phụ của thuốc và chất lượng thuốc là câu hỏi lớn được đặt ra với giới chuyên môn và các bệnh nhân đái tháo đường.

Điều trị tiểu đường – cơ hội nào ngoài thuốc Tây

Nhiều năm nay, 95% bệnh nhân đái tháo đường vẫn chỉ trung thành với giải pháp duy nhất là tiêm insulin hoặc uống thuốc Tây hàng ngày. Nếu chỉ điều trị trong thời gian ngắn, hẳn bệnh nhân đái tháo đường sẽ không phải trăn trở tìm kiếm các giải pháp điều trị nào khác khi mà thuốc Tây đã làm quá tốt vai trò hạ đường huyết của nó. Tuy nhiên, do bệnh phải gắn với thuốc suốt đời, nên không ít bệnh nhân luôn lo ngại về tác dụng phụ của thuốc. Nhẹ thì mẩn ngứa, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy, lờn thuốc và phải tăng liều liên tục, nặng thì tăng men gan, gan nhiễm mỡ, sỏi thận, nhiễm toan acid tactic. Ngoài ra do thuốc Tây tác dụng nhanh và mạnh, nên nhiều bệnh nhân sau một thời gian sử dụng có thể bị phụ thuộc vào thuốc, tuyến tụy ỷ lại vào cơ chế kích thích tiết insulin của thuốc và trở nên suy yếu dần và rối loạn chuyển hóa ngày càng tăng.

Trị tiểu đường từ bài thuốc Đông y với thảo dược: Dây thìa canh

Các nghiên cứu trên thế giới và Việt đã tìm ra hiệu quả toàn diện của dây thìa canh. Khác với các thảo dược khác, dây thìa canh là loại thảo dược hiếm hoi chứa tỷ lệ cao hoạt chất GS4 giúp kiểm sóat đường huyết trên cả 3 giai đoạn: Giảm hấp thu đường, Tăng chuyển hóa và tăng sử dụng đường. Do đó, GS4 không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn giúp ổn định đường huyết lâu dài, giảm thiểu tình trạng đường huyết lên xuống thất thường, ngăn ngừa các biến chứng. Dây thìa canh còn giúp làm tăng thải cholesterol qua đường ruột, giúp hạ Triglicerid, hạ LDD-c, giảm mỡ máu xấu toàn phần.


Nhờ tác dụng vượt trội như vậy, nên hiện nay trên thị trường đang tràn lan rất nhiều sản phẩm sử dụng thảo dược này mà không rõ nguồn gốc dược liệu. Đây cũng là một khó khăn lớn cho bệnh nhân tiểu đường để lựa chọn sản phẩm thực sự hiệu quả và an toàn.

Dây thìa canh chuẩn hoá – niềm vui lớn cho bệnh nhân tiểu đường

Tin vui cho người bệnh là hiện nay, với sự hỗ trợ từ dự án BIOTRADE – Thương mại Sinh học do tổ chức HELVETAS của cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ tài trợ, dưới sự hỗ trợ chuyên môn của Viện dược liệu Việt Nam, người bệnh đái tháo đường có thể yên tâm sử dụng Dây thìa canh theo tiêu chuẩn GACP của Tổ chức y tế thế giới của Công ty Nam Dược. Nguồn dây thìa canh này sau khi chuẩn hoá đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh: (1) Cho hàm lượng hoạt chất cao nhất giúp tăng hiệu quả điều trị; (2) Hàm lượng hoạt chất ổn định giúp ổn định đường huyết; (3) Hạn chế mọi ô nhiễm tạp nhiễm, an toàn khi sử dụng lâu dài.


Người nông dân trồng dây thìa canh luôn đảm bảo quy trình nuôi trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Jun 26, 2014

Những thói quen nên rèn luyện cho bản thân

Một số người nghĩ rằng sức khỏe tốt mất một thời gian dài rèn luyện mới có thể đạt được. "Sức khỏe thực sự là tổng hợp của các lựa chọn bạn thực hiện trong cuộc sống hàng ngày”, tiến sĩ Aditi Nerurkar, một bác sĩ tích hợp tại Trung tâm Y tế Israel Deaconess ở Boston cho biết. Cả hai lựa chọn tích cực và tiêu cực đều do mọi yếu tố bạn thực hiện mỗi ngày, bà nói.

Xuất phát từ điều này, Nerurkar gợi ý một số lời khuyên sức khỏe tốt mà bạn có thể thực hiện trong một phút: chẳng hạn như để giày ngoài cửa, đánh lưỡi hàng ngày, che miệng khi hắt hơi... để tăng cường sức khỏe của mình.

Chi tiết hơn, dưới đây là 7 thói quen lành mạnh hơn cũng không đòi hỏi nhiều thời gian.

1. Để giày ngoài cửa

Hình ảnh những đôi giày/dép ngoài cửa thường được bắt gặp trước những ngôi nhà ở xứ sở Phù tang đem lại cho bạn cảm giác hiện đại. Nghi lễ lâu đời này còn có ý nghĩa như một cách để tôn vinh sự tinh khiết của một gia đình. Trong thực tế, đó cũng là cách để giữ sạch nhà khỏi các chất ô nhiễm từ bên ngoài.

Khi tháo đôi giày trở thành một phần của thói quen hàng ngày của bạn, nó ngăn chặn tất cả mọi thứ từ đất, hóa chất gây dị ứng hay những tiềm năng xấu xâm nhập vào ngôi nhà của bạn. Bên cạnh đó, cởi bỏ đôi giày vào cuối ngày không chỉ khiến bạn cảm thấy tốt hơn mà còn giúp bạn để lại đằng sau một ngày làm việc căng thẳng và đánh dấu bạn đã trở về nhà.

nhung-thoi-quen-nen-ren-luyen-cho-ban-than-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

2. Đánh lưỡi của bạn

Ngăn ngừa sâu răng và bệnh nướu răng đòi hỏi phải đánh răng hàng ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Nhưng đánh lưỡi là một bước quan trọng dễ bị nhiều người bỏ qua trong việc giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Mặt sau của lưỡi là một hang ổ phổ biến cho vi khuẩn và vi trùng khác cư ngụ. Đây là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Vì vậy, sau khi đã đánh răng sạch sẽ, bạn nên nhẹ nhàng chải bề mặt lưỡi của mình từ sau ra trước. Làm điều này ít nhất 1 lần/ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và thức ăn bị mắc kẹt trong lưỡi, giúp hơi thở của bạn tự nhiên và thơm tho hơn.

3. Che miệng khi hắt hơi/ho 

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, khi không có khăn giấy để che miệng và mũi, tốt nhất là bạn nên ho/ hắt hơi vào khuỷu tay, hoặc cánh tay trên. Vấn đề là để tránh sử dụng bạn tay của bạn. Thứ nhất, có thể bàn tay không được sạch sẽ; Thứ hai, nó cũng có thể biến thành tác nhân dễ dàng lây lan vi trùng xung quanh. Việc che chắn cũng ngăn cản những mầm bệnh khỏi bị đưa ra ngoài không khí, nơi chúng có thể “hạ cánh” trên nhiều bề mặt và lây nhiễm sang những người khác.

Thói quen đơn giản này không chỉ là lời khuyên tốt cho người lớn và trẻ em trong mùa lạnh, mùa cúm mà còn là một động thái sức khỏe thông minh vào bất kỳ thời điểm nào để bảo vệ chính bạn và những người xung quanh.

nhung-thoi-quen-nen-ren-luyen-cho-ban-than-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

4. Thêm hương vị cho nước uống

Nước mang lại nhiều giá trị sức khỏe của bạn và bạn nên duy trì thói quen uống nước đều đặn mỗi ngày. Nếu nước uống có vẻ nhàm chán, bạn có thể thay đổi “diện mạo” của nó bằng cách rót vào chai thủy tinh hoặc chai nước, sau đó thêm vài lát chanh, cam thái mỏng. Hoặc “nêm nếm” thêm màu sắc và hương vị bằng cách bổ sung thêm chút nước ép/siro dâu tây hoặc trái cây yêu thích. Hay đơn giản chỉ là đặt thêm một lá bạc hà, lát kiwi hoặc dưa chuột xắt mỏng... Các biến tấu để “refesh” cho nước sẽ đem đến sự ngon miệng và thú vị, khuyến khích bạn uống nước nhiều hơn.

Nerurkar cho biết, bà rất ngạc nhiên khi biết rất nhiều bệnh nhân của mình không uống nhiều nước trong ngày, thêm vào đó mọi người không nhận ra cơ thể mình bị “khát”. "Thông thường khi chúng ta cảm thấy thèm ngọt hay mặn thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang khát”, bà nói.

nhung-thoi-quen-nen-ren-luyen-cho-ban-than-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

5. Cho đôi mắt bạn nghỉ ngơi

Dân văn phòng, công sở, sinh viên... dành nhiều thời gian trong ngày trước màn hình máy tính, nơi mà sự kết hợp của ánh sáng chói, tư thế xấu và ánh sáng kém có thể kích hoạt tất cả sự mỏi mắt và nhức đầu. Đây được gọi là “hội chứng thị lực máy tính”, những triệu chứng phổ biến này thường giảm bớt khi bạn tắt máy.

Để bảo vệ đôi mắt của chính mình, các chuyên gia khuyên bạn nên tuân thủ “quy tắc 20-20-20”, nghĩa là sau 20 phút dùng máy vi tinh, bạn nên rời mắt khỏi màn hình 20 giây bằng cách nhìn vào một cái gì đó cách 20 feet (ước chừng 2m). Cho đôi mắt của bạn nghỉ ngơi giây lát cho phép chúng tập trung vào cái gì khác và giảm mệt mỏi. Đứng lên và đi lấy cốc nước cũng là một gợi ý thay đổi tốt khác. Nerurkar cho biết, đặc biệt là nếu bạn ngồi nhiề thì đứng dậy sẽ thúc đẩy lưu thông máu, bà giải thích, nhờ đó tiếp thêm sinh lực cho cơ thể và trí não.


Ảnh minh họa

6. Dùng kem chống nắng quanh năm

Một nghiên cứu mới cho thấy rằng việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày có mục đích kép: có thể bảo vệ da khỏi các dấu hiệu lão hóa đồng thời cũng giúp làm giảm nguy cơ ung thư da. Các nhà nghiên cứu ở Úc phát hiện ra rằng những người đàn ông và phụ nữ sử dụng kem chống nắng có SPF 15 hoặc cao hơn một cách thường xuyên có làn da trông trẻ hơn so với người chỉ thỉnh thoảng sử dụng. Họ có ít nếp nhăn và những đốm nâu hơn so với những người dùng kem chống nắng ít thường xuyên hơn.

Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một cách rẻ tiền để làm chậm dấu vết của thời gian, thì hãy coi việc sử dụng kem chống nắng như là một phần của thói quen buổi sáng – bất kể mưa hay nắng.

7. Đếm đến 10 (hoặc hơn) khi tức giận

Để làm dịu một cái đầu nóng, hãy đếm đến 10 và có một hơi thở sâu chậm giữa mỗi nhịp đếm. Kỹ thuật đơn giản này có thể giúp chế ngự một cơn tức giận nhanh chóng.

Đếm làm sao lãng tâm trí của bạn, khiến cho cảm xúc nóng giận có thời gian giảm bớt. Nếu vẫn cảm thấy “bốc khói”, tiếp tục đếm và hít thở sâu cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, kiểm soát bản thân và ít phản ứng tiêu cực.

"Hơi thở là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà chúng ta có, và đó là một trong những cách dễ nhất để chúng phát huy tác dụng tại thời điểm này," Nerurkar nói.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

05 thói quen giúp bạn luôn khỏe mạnh

Thực tế, trong cuộc sống hàng ngày, những thói quen bạn thực hiện hàng ngày cũng có thể là thói quen tốt hoặc xấu mà bạn không biết. Chính vì vậy, bạn không biết mình nên hạn chế hoặc phát huy thói quen nào để tốt nhất cho sức khỏe của mình. Nếu muốn luôn khỏe mạnh, bạn hãy thực hiện những thói quen đơn giản sau đây hàng ngày nhé.



Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Jun 24, 2014

Tìm hiểu bệnh ung thư gan

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Gan được chia thành thùy và hoạt động như một bộ lọc, làm sạch máu và thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Gan cũng hỗ trợ hoạt động của mật, giúp tiêu hóa chất béo, tăng khả năng hấp thụ protein của cơ thể, dự trữ glycogen (đường) và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Bệnh ung thư gan ngày càng trở nên phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao. Ung thư gan có thể được phân loại theo hai cách: sơ cấp (ung thư bắt đầu trong mô gan) hoặc thứ cấp (ung thư lây lan đến gan sau khi bắt đầu ở một số vị trí khác).

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh ung thư gan

- Các bệnh gan khác, bao gồm cả viêm gan B hoặc C (bệnh do virus tấn công gan) hoặc xơ gan (một căn bệnh gây ra sẹo ở gan)
- Tiền sử gia đình có người bị bệnh viêm gan hoặc ung thư gan
- Béo phì
- Giới tính (nam giới có nhiều khả năng bị ung thư gan hơn phụ nữ)


Hình ảnh ung thư gan. Ảnh minh họa

Các triệu chứng của ung thư gan

Trong giai đoạn đầu, bệnh có thể không có triệu chứng nào. Khi gan bị sưng lên bạn có thể thấy những dấu hiệu sau đây, tuy nhiên, ung  thư gan chỉ là một trong số những lý do khiến gan có thể sưng lên.

Đau bụng là triệu chứng đầu tiên và sớm nhất của bệnh ung thư gan. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra những triệu chứng khác như:

- Đau gần vai phải hoặc ở phía bên phải của bụng
- Vàng da (một căn bệnh gây ra da sang màu vàng)
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Mất cảm giác ngon miệng
- Nước tiểu sẫm màu
- Đầy hơi

Bác sĩ có thể nghi ngờ ung thư gan nếu thấy xuất hiện cục u hoặc các triệu chứng khác khi kiểm tra thể chất. Nếu thấy nghi ngờ, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm khác như:

- Xét nghiệm máu để kiểm tra huyết thanh và men gan.
- Siêu âm (siêu âm) để thấy hình ảnh của cấu trúc mô mềm bên trong của cơ thể.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), một loại đặc biệt của X-quang có hình ảnh chi tiết của các cơ quan trong cơ thể.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) để thấy hình ảnh rất rõ ràng về cơ thể con người.
- Chụp mạch để hiển thị mô gan và các khối u.
- Phẫu thuật nội soi, trong đó sử dụng một ống mỏng với ánh sáng (nội soi) để quan sát gan và các cơ quan khác trong ổ bụng.
- Sinh thiết lấy các mô để nghiên cứu dưới kính hiển vi. Sinh thiết là cách đáng tin cậy nhất để xác định ung thư.


Các giai đoạn phát triển của các bệnh ung thư. Ảnh minh họa

Các giai đoạn của ung thư gan

Một trong những mối quan tâm lớn nhất về bệnh ung thư là liệu ung thư đã lan (di căn) ngoài vị trí ban đầu hay chưa. Việc chẩn đoán ung thư gan được chia thành các giai đoạn đánh số từ I đến IV theo mức độ lan rộng của bệnh. Ung thư cũng được phân loại theo cách chúng có thể được điều trị, nghĩa là, cho dù nó có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.

Giai đoạn ung thư gan bao gồm:

Giai đoạn I: Một khối u được tìm thấy trong gan.
Giai đoạn II: Một khối u được tìm thấy, nhưng nó đã lan rộng đến các mạch máu, hoặc có nhiều một khối u, các khối u đều nhỏ hơn 5 cm.
Giai đoạn III: Trong giai đoạn III ung thư gan, có nhiều hơn một khối u lớn hơn 5 cm, hoặc ung thư đã di chuyển ra ngoài gan để mạch máu, cơ quan khác, hoặc đến các hạch bạch huyết.
Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến các địa điểm khác trong cơ thể, chẳng hạn như phổi hay xương, cũng như các mạch máu hoặc các hạch bạch huyết.

Ung thư gan cũng có thể được phân loại là tái phát. Ung thư gan tái phát có thể trở lại trong gan hoặc bất cứ nơi nào khác trong cơ thể.

Phương pháp điều trị ung thư gan

Ung thư gan có thể được điều trị bằng cách sử dụng một hoặc nhiều trong ba phương pháp: Phẫu thuật, Hóa trị liệu và phóng xạ.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến điều trị và tiên lượng bệnh (cơ hội phục hồi) cho một người bị ung thư gan bao gồm: Sức khỏe của người bệnh, khả năng hoạt động của gan, các giai đoạn của ung thư...

Phòng ngừa ung thư gan

Ngừng hút thuốc sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi và ung thư gan. Ngoài ra, bạn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và giảm sử dụng các đồ uống có cồn để giảm nguy cơ gây gây xơ gan mãn tính. Nếu bị xơ gan mãn tính nên đi kiểm tra đều đặn để biết được tình trạng bệnh để có hướng điều trị thích hợp nhất.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Thực phẩm giúp đào thải độc tố

Một số thực phẩm có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch chất nhờn trong đường ruột, bài thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giúp loại bỏ cảm giác thèm ăn, đánh thức hệ thống tiêu hóa, và tăng cường sức khỏe toàn diện cho cơ thể.

Atisô, quả bơ, củ cải đường, lơ xanh và rau họ cải


Ảnh minh họa

Atisô có chứa hợp chất thực vật chống oxy hóa gọi là acid caffeoylquinic, được sử dụng để điều trị gan rối loạn, nhờ khả năng kích thích dòng chảy của mật. Dòng chảy này được điều hòa sẽ giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, và góp phần làm sạch các chất có khả năng gây viêm cho cơ thể có trong thức ăn nhiều dầu mỡ.

Trái bơ cung cấp các axit đơn không no tốt cho trái tim và glutathione, một hợp chất có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu các chất béo trong ruột dẫn đến quá trình oxy hóa. Ngoài ra,  chúng cũng giúp làm sạch các độc tố tích tụ tại gan, giúp tăng cường chức năng gan trong cơ thể.

Củ cải đường là một trong số ít các thực vật ăn được có chứa betalains, một sắc tố thực vật khiến cho củ cải đường có màu đỏ đậm và nó còn có đặc tính chống viêm và diệt nấm mạnh mẽ. Betalains thúc đẩy quá trình cấu trúc tế bào, giúp sửa chữa và tái tạo, đặc biệt là ở bộ phận gan - trung tâm thải độc chính của cơ thể.
Súp lơ xanh là một trong những loại rau họ cải, và được biết đến với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Khoa học đã chỉ ra rằng một chế độ ăn giàu các loại rau xanh họ cải sẽ làm giảm nguy cơ ung thư. Rau họ cải khác bao gồm bắp cải, súp lơ, cải bruxen, cải xoăn… 

Rễ bồ công anh, cây thì là, trà xanh và chanh


Ảnh minh họa

Rễ bồ công anh hoạt động như một thuốc lợi tiểu bằng cách tăng sản xuất nước tiểu, từ đó giúp lọc máu và đào thải độc tố. Ngoài ra, hiện nay các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu một chất chiết xuất từ rễ bồ công anh có khả năng khiến các tế bào ung thư máu "tự chết".

Cây thì là là một loại thực vật giàu vitamin và các chất chống viêm. Thì là có chứa hóa chất giúp kích hoạt các glutathione, một chất chống oxy hóa trong gan có thể vô hiệu hóa các gốc tự do. Thì là còn rất giàu vitamin C, và chất kháng sinh vô cùng cần thiết đối với cơ thể. Thì là cũng là một thực phẩm giàu chất xơ nhưng ít calo, rất lý tưởng cho quá trình làm sạch bên trong các cơ quan cơ thể.

Trà xanh là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa phong phú, caffeine trong trà xanh cũng có tác dụng lợi tiểu, giúp giảm đầy hơi bằng cách chống lại sự giữ nước trong cơ thể.

Chanh, giống như tất cả các loại trái cây họ cam quýt, giàu chất chống oxy hóa và các vitamin C.
Hành tây, tỏi, rau xanh, mầm lúa mì và sữa chua


Ảnh minh họa

Hành tây và tỏi đều là thành viên của họ thực vật Allium, cung cấp hương vị hăng và cay cho các món ăn. Chúng chứa nhiều chất flavonoid giúp kích thích sản xuất các chất chống oxy hóa, do đó có đặc tính kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch mạnh mẽ.

Tương tự, rau xanh cũng chứa hàm lượng lý tưởng các chất chống oxy hóa, có tác dụng hỗ trợ thải độc trong gan. Rau quả tươi còn là nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan tuyệt vời, giúp tăng cường nhu động ruột và nâng cao hệ thống tiêu hóa.

Mầm lúa mì rất giàu chlorophyll, các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, amino axit... Những thành phần này có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, giúp chống viêm, giải độc và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. 

Sữa chua có chứa probiotics - nguồn cung cấp các vi khuẩn có lợi để củng cố sự cân bằng tự nhiên của đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt và tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể. 


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Jun 20, 2014

Ngồi nhiều tăng nguy cơ mắc ung thư

Những người ngồi nhiều có nguy cơ ung thư cao hơn những người khác là đánh giá của một nghiên cứu mới.

Ví dụ, nhóm phụ nữ trong nghiên cứu, những người đã dành tổng tổng cộng 10 giờ mỗi ngày để xem tivi và ngồi tại nơi làm việc tăng 8% nguy cơ ung thư ruột kết và 10% nguy cơ ung thư nội mạc tử cung so với những phụ nữ thường ngồi cho 8 giờ mỗi ngày. Thậm chí, theo những phát hiện, kết quả này không quan trọng những người tham gia nghiên cứu hoạt động như thế nào khi họ không ngồi. Nghiên cứu này được công bố ngày 16/6/2014 trên tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ

Hơn nữa, nó không quan trọng hoạt động như thế nào những người tham gia nghiên cứu là khi họ không ngồi, theo những phát hiện, được công bố ngày hôm nay (16 tháng 6) trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia.

“Các kết quả độc lập của hoạt động thể chất cho thấy hành vi ít vận động đại diện cho một yếu tố nguy cơ ung thư tiềm năng”, tác giả nghiên cứu, tiến sỹ Daniela Schmid của Đại học Regensburg ở Đức, nói với trang tin Livescience trong một email. 

Tại Hoa Kỳ, 4,8 trong 100 người mắc bệnh ung thư đại tràng trong suốt cuộc đời của họ, và 2,7 trên 100 phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung, tiến sĩ Graham Colditz, của Trung tâm Ung thư Siteman và Khoa Ngoại tại Đại học Y khoa Washington ở St Louis đã viết trong một bài xã luận đi kèm nghiên cứu.


Ảnh minh họa

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 43 nghiên cứu quan sát trước đó, thực hiện trên hơn 4 triệu người, trong đó có gần 70.000 người bị ung thư. Nghiên cứu về hậu quả tiêu cực của việc ngồi cả ngày từ những năm 1960 trở lại đây, Colditz cho biết, khi các nhà nghiên cứu kiểm tra những người đưa thư những người có mức độ di chuyển gần như liên tục mỗi ngày) có tỷ lệ tỷ lệ tử vong do ung thư ruột kết thấp hơn so với kế toán viên và nhân viên văn phòng khác.

"Béo phì là một động lực chính cho nhiều căn bệnh ung thư và nghiên cứu cho thấy béo phì và hành vi ít vận động có liên quan", Colditz nói. "Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng thời gian ngồi nhiều sau bữa ăn có liên quan đến lượng đường trong máu cao hơn, do vậy cũng có liên quan đến nguy cơ ung thư ruột kết tăng lên", ông cho biết thêm

Vì vậy, mọi người nên vận động nhiều nếu công việc của họ đòi hỏi họ phải ngồi trong thời gian dài? Các nhà nghiên cứu khuyên những đối tượng như vậy nên tránh ngồi lâu trong khi làm việc thường xuyên bằng cách kết hợp một số hoạt động thể chất nhẹ vào thói quen hàng ngày của họ.

"Ví dụ, thay vì liên lạc với các đồng nghiệp của bạn thông qua điện thoại hoặc gửi email, bạn có thể đi bộ hoặc đi cầu thang để đến văn phòng của họ," Schmid cho biết. Các nhà nghiên cứu khuyến khích mọi người nên tập thể dục dưới mọi hình thức để có lợi cho sức khỏe tổng thể.

"Nếu mọi người không thể chạy bộ buổi sáng, sau đó có thể đi bộ hoặc đi xe đạp đến nơi làm việc, hoặc tranh thủ đi bộ nhanh trong giờ ăn trưa đều có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn, "Schmid cho biết. 


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Jun 17, 2014

Cách phòng ngừa táo bón

Theo các nhà nghiên cứu, táo bón có thể là một chỉ báo của kém tiêu hóa chất béo, mất cân bằng vi khuẩn đường ruột và gan nhiễm độc. Mặc dù táo bón là hiện tượng bình thường nhưng táo bón thường xuyên có thể gây những vấn đề sức khỏe lâu dài như đau bụng mạn tính, đau lưng.

Để phòng ngừa táo bón, bạn hãy ăn 5 loại thực phẩm dưới đây:

1. Đậu 


 Ảnh minh họa

Loại thực phẩm lành mạnh này được biết đến là gây đầy hơi nhưng hàm lượng chất xơ cao của nó có thể làm giảm bớt táo bón. Các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu loma, đậu navy, đậu vá và đậu nành có thể ít gây đầy hơi hơn nếu được nấu chín đúng cách.

Theo các nhà nghiên cứu, thiếu lượng chất xơ cần thiết trong chế độ ăn, uống ít nước, ăn quá nhiều thực phẩm đã chế biến thường là yếu tố nguy cơ của táo bón. Những thực phẩm có chất xơ sẽ giúp điều trị chứng táo bón vì chúng làm tăng khối lượng phân và kích thích đại tràng đẩy phân ra.

2. Ăn sôcôla đen


Ảnh minh họa

Những lợi ích sức khỏe của sôcôla đen dường như vô tận, nhưng có thể nhiều người ăn loại sôcôla này không biết rằng nó có tác dụng chữa táo bón

Loại sôcôla này chứa nguồn magiê phong phú, giúp thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa và xuyên suốt toàn bộ cơ thể, tăng khả năng đại tiện. Cách tốt nhất là lựa chọn sôcôla đen hữu cơ chứa ít nhất 72% ca cao. Sôcôla sữa không có tác dụng tương tự trong điều trị táo bón.

3. Ngũ cốc


Ảnh minh họa

Ăn ngũ cốc có thể là một cách để bổ sung chất xơ vào thực đơn của bạn, miễn là nó chứa ít calo.Loại ngũ cốc đứng đầu danh sách bạn nên lựa chọn là Psyllium – cũng là một loại thảo mộc giảm cân rất an toàn. Những hạt giống này làm cho bạn cảm thấy no lâu hơn và làm chậm sự hấp thu của cơ thể. Hơn nữa, nó cũng tác động làm cho thức ăn được tiêu hóa dễ dàng, tránh được tình trạng táo bón trong bài tiết.

Món ăn này là một loại ngũ cốc nguyên hạt có thể là bài thuốc chữa táo bón hiệu quả. Các chất xơ không hòa tan trong các loại ngũ cốc giúp bạn nhuận tràng và phòng ngừa táo bón.

4. Củ cải


Ảnh minh họa

Củ cải là một loại rau thường bị bỏ quên nhưng lại rất có lợi, trong đó có tác dụng giảm táo bón. Nó có thể giải độc gan, đẩy mật dư thừa ra, và thúc đẩy nhu động ruột, giúp đi đại tiện. 

Củ cải được coi là chất xơ – chứa carbohydrates khó tiêu – giúp tiêu hóa thuận lợi, giữ nước và phòng ngừa táo bón.

5. Sữa chua


Ảnh minh họa

Sữa chua là một nguồn chế phẩm sinh học tuyệt vời, thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh. Đây là một trong những biện pháp chữa táo bón tự nhiên nhất mà nhiều người không biết. Các chế phẩm này chứa Lactobacillus, Bifidobacterium, và Sacchromyces boulardi, có trong các dạng bổ sung hoặc một số thực phẩm như sữa chua. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại sữa chua đều có tác dụng như nhau. Nên tránh các loại sữa chua chứa nhiều đường và lựa chọn các loại sữa chua hữu cơ đơn thuần có chứa các chế phẩm có lợi.

Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Không nên giặt quần chip chung với tất

Em có thói quen giặt chung quần chip và tất vì những thứ này nhỏ như nhau. Mới đây em được biết giặt như thế không tốt chút nào. Bác sĩ cho em hỏi nếu giặt chung tất và quần áo chip thì có ảnh hưởng xấu gì không? Và em nên giặt như thế nào là tốt nhất? Em xin cảm ơn! (H. Lan)

Trả lời:

Bạn H. Lan thân mến!

Giặt chung quần áo chip với các loại quần áo, trang phục khác là điều mà các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người nên tránh. Giặt chung quần áo chip với tất là một trong những thói quen có thể dẫn tới bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Thói quen này tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh lây bệnh. Nếu bạn mắc bệnh nấm chân, các loại nấm này sẽ dễ dàng di chuyển sang quần áo, từ đó gây bệnh viêm âm đạo. Do vậy bạn nên giặt riêng hai loại trang phục này.


Nếu bạn giặt chung quần chip và tất, các loại nấm từ tất sẽ dễ dàng di chuyển sang quần áo, từ đó gây bệnh viêm âm đạo. Ảnh minh họa

Ngoài ra, bạn cũng không nên giặt chung đồ chip với các trang phục mặc bên ngoài vì quần áo bên ngoài thường bị nhiều vi khuẩn bám vào trong đó có cả các loại vi khuẩn có khả năng gây nhiều bệnh. Giặt quần áo chỉ có tác dụng tiêu diệt 80% vi khuẩn, vì vậy, nếu giặt chung các loại quần áo này có thể gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn chéo và vi khuẩn từ quần áo ngoài lan sang quần áo chip khiến bạn bị bệnh ở "vùng kín" khi mặc.

Một số lưu ý trong việc giặt quần áo chip mà chị em nên nhớ bao gồm:

- Thay giặt hàng ngày: Tránh để 2-3 ngày mới giặt một lần vì lượng vi khuẩn sẽ sinh sôi nhiều và khó có thể loại bỏ trong điều kiện giặt thông thường.

- Tránh giặt cùng các trang phục khác để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.

- Lựa chọn xà phòng thích hợp: Nên giặt bằng xà phòng vì xà phòng có khả năng diệt khuẩn cao hơn và không gây kích ứng da như bột giặt

- Giặt ở nhiệt độ 30-40 độ  C: Bởi ở nhiệt độ này, các chất chuyên dụng giặt đồ lót hoặc xà phòng sẽ được hòa tan hoàn toàn, tránh được tình trạng hoá chất dạng đặc bám trực tiếp lên sợi vải, gây kích ứng da khi mặc.

Ngoài ra, bạn cũng nên thay đồ lót định kì để đảm bảo sức khỏe của mình.

Chúc bạn vui khỏe!



Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Jun 13, 2014

Giảm nguy cơ ung thư vú

Các nhà nghiên cứu người Mỹ đã xem xét gần 89.000 phụ nữ tuổi từ 26-45 và theo dõi họ trong 20 năm để xem xét mối liên hệ giữa chế độ ăn uốngnguy cơ ung thư vú. Những người phụ nữ hoàn thành một bảng câu hỏi về chế độ ăn uống trong năm 1991, 1995, 1999, 2003 và 2007. Người tham gia được hỏi về tiêu thụ hàng ngày của thịt đỏ chưa qua chế biến, như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và hamburger, và chế biến thịt đỏ như xúc xích, thịt xông khói và xúc xích.

Họ cũng được hỏi bao nhiêu gia cầm (bao gồm cả gà và gà tây); cá (bao gồm cá ngừ, cá hồi, cá thu và cá mòi) và các loại đậu (bao gồm cả các loại đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan và các loại hạt) - họ ăn mỗi ngày. Các câu trả lời đã được xếp hạng từ "không bao giờ" hoặc "ít hơn một lần mỗi tháng" hoặc "6 hoặc nhiều hơn 6 khẩu phần mỗi ngày."

Vào cuối thời gian nghiên cứu, 2.830 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Theo kết quả báo cáo ngày 10 tháng 6 thì những phụ nữ tiêu thụ nhiều hơn 2 khẩu phần thịt đỏ hàng ngày có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 22% so với những phụ nữ ăn rất ít thịt đỏ.

Trong báo cáo nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết "Ăn thịt đỏ mỗi ngày có liên quan đến một sự gia tăng nguy cơ ung thư vú tới 13%. Sự gia tăng này tuy chưa cao lắm nhưng vì bệnh ung thư vú là một loại ung thư tương đối phổ biến nên đây cũng là một mối quan tâm sức khỏe cộng đồng".


Những phụ nữ ăn nhiều thịt gia cầm, cá, các loại hạt, đậu và ít thịt đỏ... ở tuổi thiếu niên có thể sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú về sau này. Ảnh minh họa

Các kết quả cũng cho thấy rằng ăn thịt gia cầm ở tuổi trưởng thành sớm có liên quan tới khả năng giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ ở thời kì sau mãn kinh.

"Các nhà nghiên cứu ước tính rằng thay thế một phần ăn thịt đỏ hàng ngày bằng một khẩu phần thực phẩm giàu protein khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú tới 14%. Lựa chọn thay thế thịt đỏ bao gồm các loại đậu, các loại hạt, gia cầm và cá",  nhà nghiên cứu Maryam Farvid đã báo cáo với Bộ môn Dinh dưỡng Y tế công cộng của Trường Đại học Harvard.

"Giảm ăn thịt đỏ trong chế độ ăn uống không chỉ làm giảm nguy cơ ung thư vú mà còn làm giảm nguy cơ các bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiểu đường và các loại bệnh ung thư..." Farvid nói.

Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra được mối liên kết giữa ăn thịt đỏ với tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. Mặc dù lý do thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư không được giải thích rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu đang điều tra một số cơ chế có thể. Ví dụ, thịt được chế biến ở nhiệt độ cao có thể sản xuất các hóa chất gây ung thư, protein thịt cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng của khối u bằng cách kích hoạt hormone tăng trưởng...

Trong nghiên cứu này, thịt đỏ bao gồm các sản phẩm thịt cả chưa qua chế biến và xử lý. Thịt gia cầm bao gồm gà và gà tây, cá ngừ và cá tính, cá hồi, cá thu và cá mòi. Khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã tính toán cả những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú, như tuổi tác, cân nặng, chủng tộc, lịch sử gia đình bị ung thư vú, tiền sử bệnh vú lành tính, thói quen hút thuốc và sử dụng thuốc ngừa thai...

Các nhà nghiên cứu kiểm tra xem mối liên hệ giữa thịt đỏ và nguy cơ ung thư vú sẽ thay đổi như thế nào khi mức độ của các yếu tố nguy cơ khác thay đổi. Họ phát hiện ra rằng chỉ có thuốc tránh thai dường như làm tăng thêm nguy cơ liên quan với thịt đỏ. Đối với những người ăn thịt đỏ hàng ngày, nguy cơ ung thư vú cao hơn 54% trong số những phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai và 11% ở những phụ nữ đã từng sử dụng thuốc tránh thai trước đây.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Dấu hiệu thiếu sắt

Thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất tại Hoa Kỳ, và phụ nữ là một trong những nguy cơ lớn nhất. Sắt rất quan trọng để sản xuất hemoglobin, một protein giúp các tế bào máu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể. Vì vậy, nếu không có sắt, có thể dẫn đến thiếu máu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất. Hãy kiểm tra các triệu chứng thiếu sắt dưới đây, xem ở bạn xuất hiện những triệu chứng nào để có biện pháp bổ sung sắt kịp thời nhé!

1. Bạn bị kiệt sức

Triệu chứng phổ biến nhất khi bị thiếu sắt là bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Nó đôi khi dễ bị lẫn lộn trong guồng quay công việc, khi bạn nhầm tưởng đó là hệ quả của làm việc liên tục. Nancy Berliner, bác sỹ, phó tổng biên tập của Tạp chí Blood, trên tạp chí của Hiệu hội Huyết học Mỹ cho biết, phụ nữ thường coi mệt mỏi như là một phần của cuộc sống nên đôi khi bỏ qua những triệu chứng ấy.

Tuy nhiên, thiếu sắt gây ra thiếu khí oxy cho các mô tế bào, vì vậy cơ thể bạn thiếu năng lượng cần thiết, khiến cho bạn dù đang ở trạng thái hoạt động bình thường cũng cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, dễ bị kích thích hoặc khó tập trung. Khi thấy mình có những dấu hiệu này thường xuyên, thì thiếu sắt cũng là điều bạn nên nghĩ tới để bổ sung kịp thời.


Triệu chứng phổ biến nhất khi bị thiếu sắt là bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Ảnh minh họa

2. Sắc mặt nhợt nhạt

Có một lý do mà từ “nhợt nhạt” và “ốm yếu” thường được sử dụng thay thế cho nhau.  Hemoglobin là hợp chất trong máu khiến cho máu có màu đỏ và nhờ vậy nó giúp làn da của bạn trông hồng hào hơn. Điều đó có nghĩa rằng, khi sắc mặt của bạn trông nhợt nhạt, đặc biệt là những người có làn da trắng sự nhợt nhạt càng dễ nhận ra là do thiếu sắt.

3. Khó thở

Khó thở là một triệu chứng dễ hiểu khi bạn thiếu sắt, bởi sắt có liên quan đến sự vận chuyển nồng độ oxy trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu sắt, sự vận chuyển oxy kém nên bạn sẽ thấy nhịp thở của mình khó khăn hơn dù trong những vận động thông thường.

4. Tim đập thình thịch

Một trái tim làm việc quá sức có thể bị rối loạn nhịp tim, thậm chí suy tim. Nhưng trước khi bạn lo lắng trái tim đang đập thình thịch của bạn có vấn đề thì bạn cần phải kiểm tra mức độ sắt trong cơ thể. Theo đánh giá của Tạp chí Viện tim Texas (Mỹ) thì thiếu máu thiếu sắt trong một thời gian dài có liên quan đến hoạt động của cơ tim. Nếu bạn thực sự có vấn đề về tim thì thiếu máu thiếu sắt có thể làm cho bệnh càng thêm trầm trọng.

5. Có hội chứng chân bồn chồn

Chân luôn có cảm giác bồn chồn, không thể dừng lại. Đó là những triệu chứng điển hình của người mắc Hội chứng chân bồn chồn. Theo John Hopkins Medicine, khoảng 15% những người có hội chứng chân bồn chồn bị thiếu sắt và mức độ sắt trong cơ thể bị thiếu hụt có thể khiến cho căn bệnh này trầm trọng hơn.


Trước khi bạn lo lắng trái tim đang đập thình thịch của bạn có vấn đề thì bạn cần phải kiểm tra mức độ sắt trong cơ thể. Ảnh minh họa

6. Đau đầu

Một cơ thể bị thiếu sắt sẽ ưu tiên oxy cho não trước tiên, trước khi nó di chuyển đến các mô khác trong cơ thể. Nhưng thậm chí đến mức oxy cho bộ phận này còn chưa đủ thì có nghĩa là mức độ sắt đang bị thiếu hụt nghiêm trọng. Thiếu sắt có thể khiến cho động mạch của não bị sưng lên, gây đau đầu.

7. Bạn cảm thấy lo lắng không có lý do

Ngay cả khi cuộc sống của bạn không hề bị căng thẳng, thiếu sắt có thể đánh lừa cảm giác của bạn, khiến bạn cảm thấy lo lắng dù không có lý do. Nguyên nhân vì vòng quay oxy có tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể. Khi thiếu sắt, oxy vận chuyển kém thì hệ thống thần kinh bị tác động là điều dễ hiểu.

8. Rụng tóc

Thiếu hụt sắt, đặc biệt là khi nó gây ra thiếu máu toàn diện có thể gây ra rụng tóc. Thậm chí có khi nó làm mất khoảng 100 sợi tóc trên đầu chỉ trong một ngày. Lý do là khi thiếu hụt sắt, máu vận chuyển oxy phải được ưu tiên đến những bộ phận quan trọng khác (chẳng hạn như não bộ) thay vì giữ cho mái tóc của bạn còn nguyên vẹn.

9. Tuyến giáp hoạt động kém

Theo Viện Hàn Lâm tuyến giáp (Mỹ) thiếu sắt làm chậm chức năng tuyến giáp của cơ thể và ngăn chặn hiệu ứng trao đổi chất. Theo Hiệp hội tuyến giáp Mỹ thì 6 trong 10 người mắc bệnh tuyến giáp thường bỏ qua dấu hiệu này của cơ thể. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy mình đột nhiên bị tăng cân, thân nhiệt đột nhiên giảm thấp thì bạn cũng nên kiểm tra mức độ sắt trong cơ thể.


Ngay cả khi cuộc sống của bạn không hề bị căng thẳng, thiếu sắt có thể đánh lừa cảm giác của bạn, khiến bạn cảm thấy lo lắng. Ảnh minh họa

10. Lưỡi của bạn trông khác lạ

Bên cạnh hủy hoại màu sắc của lưỡi, lượng sắt thấp có thể làm giảm nồng độ myoglobin, một loại protein trong tế bào hồng cầu hỗ trợ sức khỏe cơ bắp, giống như cơ bắp tạo nên lưỡi, Berliner nói. Kết quả là, nhiều người bị thiếu sắt thường phàn nàn về tình trạng  lưỡi đau, viêm lưỡi...

11. Bạn bị loét dạ dày hoặc bệnh viêm ruột

Thậm chí nếu bạn vẫn chú ý bổ sung chất sắt vào trong chế độ ăn uống nhưng bệnh lý dạ dày như viêm loét hay viêm ruột… vẫn có thể gây ra các vấn đề hấp thu chất dinh dưỡng, bao gồm có sắt. Các điều kiện gây viêm và tổn thương đường tiêu hóa, nếu bạn đã được chẩn đoán bị mắc bất kỳ bệnh tiêu hóa nào thì bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ để tăng cường hấp thu sắt cho cơ thể.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe

Giảm nguy cơ ung thư ở nam giới

Đối với nam giới, một chế độ ăn uống tốt cho tim cũng sẽ tốt cho tuyến tiền liệt, phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt - bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới.
biến nhất ở nam giới

Điều đó có nghĩa là để duy trì sức khỏe tuyến tiền liệt, các đấng mày ra hãy lưu ý đến việc bổ sung những thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống của mình hàng ngày.


Đối với nam giới, một chế độ ăn uống tốt cho tim cũng sẽ tốt cho tuyến tiền liệt. Ảnh minh họa

1. Quả hạch Brazil

Loại quả này là một nguồn phong phú của selen, kẽm - một chất rất quan trọng cho sức khỏe tuyến tiền liệt. Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng selen và kẽm có liên quan tới việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, loại hạt này có hàm lượng chất béo bão hòa cao nên bạn cần tiêu thụ có chừng mực, không nên lạm dụng hàng ngày.

2. Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa một lượng cao các chất dinh dưỡng thực vật là sulforaphane và indoles - cả hai đều có đặc tính chống ung thư. Hợp chất carbinol indole trong bông cải xanh ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ức chế sự sản xuất kháng nguyên tuyến tiền liệt.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng ăn bông cải xanh nhiều hơn một lần một tuần có thể làm giảm khả năng phát triển ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn III và IV tới 40%. Nếu rau được nấu chín hơn năm phút, khả năng chống ung thư của nó giảm dần. Trước khi nấu ăn, nên cắt thành từng miếng nhỏ và đun trong khoảng 5 phút. Điều này cho phép các yếu tố ngăn ngừa ung thư hình thành. Bạn có thể tiêu thụ bông cải xanh với dầu ô liu, tỏi tươi để tăng tác dụng của thực phẩm.


Ung thư tuyến tiền liệt - bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Ảnh minh họa

3. Trà xanh

Trà xanh được cho là có chứa các hợp chất chống oxy hóa gọi là catechin - có tác dụng tiêu diệt virus và vi khuẩn nhất định, tăng khả năng miễn dịch và chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, polyphenol trong trà xanh cũng có thể làm giảm đáng kể mức độ phát triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Trà xanh cũng có thể giúp những người đàn ông có tổn thương do ung thư tuyến tiền liệt ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

Những người đàn ông uống ít nhất 3 tách trà xanh mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn hẳn. Đó là do các hợp chất của trà xanh ảnh hưởng đến hoạt động của một loại enzyme có vai trò trong việc khởi xướng ung thư tuyến tiền liệt. Các hợp chất này cũng tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Catechin giúp sửa chữa DNA bị hư hỏng mà nếu không có thể gây ra sự phát triển ung thư.

4. Lựu

Lựu đặc biệt rất giàu chất chống oxy hóa và phytonutrient gọi là ellagitannin đó là đặc biệt hữu ích trong việc thúc đẩy sức khỏe tuyến tiền liệt. Chất chiết xuất từ ​​quả lựu có thể làm chậm việc sản xuất các tế bào ung thư tuyến tiền liệt và "nhắc nhở" các tế bào tự tiêu diệt chính mình.

Trong nghiên cứu khác, ellagitannins trong lựu có thể can thiệp vào sự phát triển của các mạch máu nuôi dưỡng các khối u tuyến tiền liệt và hạn chế sự phát triển của chúng để phòng bệnh.

5. Hạt bí ngô

Hạt bí ngô cung cấp một số lợi ích sức khỏe duy nhất cho tuyến tiền liệt, đặc biệt là đối với những người bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Tinh dầu trong hạt bí ngô giúp ngăn chặn các hormone kích hoạt từ nhân của các tế bào tuyến tiền liệt. Dầu này cũng chứa carotenoid và axit béo omega.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thì những người đàn ông có hàm lượng carotenoid trong chế độ ăn uống có nguy cơ giảm phì đại tuyến tiền liệt. Một chất dinh dưỡng được tìm thấy trong hạt bí ngô là kẽm, mà còn được kết hợp với sức khỏe tuyến tiền liệt.


Hạt bí ngô cung cấp một số lợi ích sức khỏe duy nhất cho tuyến tiền liệt. Ảnh minh họa

6. Cá hồi

Axit béo omega là một chất dinh dưỡng quan trọng để hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt và một cách dinh dưỡng để có được các axit béo là cá hồi. Axit béo omega-3 trong cá sẽ làm chậm phát triển của tuyến tiền liệt ung thư và tiến triển trong những người đàn ông đã có nguy cơ mắc bệnh. Theo các nhà khoa học thì người đàn ông nên ăn cá hồi ít nhất một lần mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt cao ngay cả khi có gen di truyền.

7. Cà chua

Cà chua là một nguồn lycopene - một chất chống oxy hóa mạnh đã được chứng minh là có tính chất tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt. Hiệu lực chống oxy hóa cà chua tăng lên khi chúng được xử lý.

Do đó, bạn nên ăn cà chua đã chế biến sẽ tốt hơn cà chua tươi. Các nhà nghiên cứu nói rằng chỉ một khẩu phần sản phẩm cà chua mỗi ngày có thể bảo vệ chống lại các tổn thương DNA có thể dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng rất hữu ích cho việc giảm nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt.



Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe Cùng Tôi

 
Edit Ứng dụng iphone 3G | And Tin tuc cong nghe - Video tổng hợp hay nhất | Câu lạc bộ kiến trúc