Feb 27, 2016

Tống sỏi thận ra ngoài trong 06 ngày

Bạn đang bị sỏi thận? Mặc dù đã áp dụng rất nhiều cách nhưng các cơn đau do sỏi vẫn không ngừng hành hạ bạn mỗi ngày? Nếu bạn đang đi tìm cho mình một cách tống sỏi thận mà không cần dùng thuốc hay mổ thì thật may mắn.



Dưới đây là phương pháp tự nhiên giúp bạn loại bỏ sỏi thận chỉ trong vòng 1 tuần áp dụng.

Không chỉ có sỏi, các hạt cát nhỏ cũng được phân hủy và tiêu tan theo đường tiểu nhanh chóng khi áp dụng theo công thức này.

Xin mời bạn cùng theo dõi thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên liệu

– 100ml nước cốt chanh.

– 100ml dầu oliu, bạn sẽ dễ dàng tìm mua dầu oliu tại các siêu thị trên toàn quốc.

– 100ml bia.

Thực hiện

Trộn tất cả nguyên liệu với nhau trong một hũ (chai) thủy tinh.

Cách uống

Mỗi ngày, sau khi ngủ dậy, hãy uống 50ml hỗn hợp vừa rồi.

Lưu ý:

– Nên lắc đều trước khi uống.

– Uống trước bữa ăn 30 phút.

– Hỗn hợp còn dư, đóng chặt nắp, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

Liệu trình trong bao lâu?

Thực hiện liên tục trong vòng 6 ngày, sỏi trong thận sẽ dần được tống ra ngoài theo đường tiểu.

Rất nhiều người áp dụng nghiêm túc theo chỉ dẫn trên và tiêu được sỏi ra ngoài.

Tuy nhiên, xin hãy lưu ý, phương pháp này chỉ có tác dụng với sỏi có kích thước dưới 15mm. Hãy kết hợp với siêu âm để kiểm tra kích thước sỏi bạn nhé.

(ST)


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Chữa bệnh mất ngủ bằng gừng

Hiện nay, mất ngủ đã trở thành một căn bệnh rất phổ biến. Số người mắc căn bệnh này cũng không còn giới hạn trong độ tuổi xế chiều mà đã mở rộng ra với những đối tượng là những người trẻ.



Bệnh mất ngủ mặc dù không gây hậu quả chết người nhưng lại làm bào mòn sức khỏe của con người một cách vô cùng kinh khủng.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc mà người ta biết rõ rằng sẽ có nhiều tác dụng phụ, nhiều người cũng có xu hướng tìm kiếm những thảo dược có thể giúp chữa bệnh mất ngủ một cách tự nhiên.

Trong số các thảo dược được tin dùng để chữa căn bệnh mất ngủ, người ta thường không biết rằng gừng là vị thuốc chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả.

1. Tại sao lại là gừng?

Gừng là một vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong Đông y. Gừng có tác dụng đối với các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, cũng có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương và thông lạch.

Thông thường, gừng sẽ được dùng để chữa những căn bệnh về tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, thổ tả... Hay những bệnh do lạnh như cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh hay chân tay lạnh...

Có khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng cho thấy rằng gừng có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ chữa bệnh cho con người.

Riêng với bệnh mất ngủ, vì trong gừng có chứa chất Cineole sẽ giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần con người được sảng khoái và có thể ngủ ngon giấc.

Có thể thấy gừng rất có hiệu quả trong việc điều trị mất ngủ, nhưng không phải có tác dụng ngay trực tiếp ngay lập tức mà sẽ phải dùng để cải thiện bệnh dần dần.

2. Dùng gừng trị mất ngủ thế nào?

Có khá nhiều cách để dùng gừng trị bệnh mất ngủ:

– Nấu nước gừng ngâm chân vào mỗi tối sẽ có thể giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ của bạn sẽ đến nhanh hơn.

– Nửa củ gừng khi nấu với đường phên (đường đỏ) cùng 500ml nước nấu lên uống vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Bài thuốc này sẽ có tác dụng chữa mất ngủ kinh niên vô cùng tốt, nên kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng.

– Gừng tươi ngâm với giấm. Cho vài lát gừng vào một chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ trong khoảng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày, chỉ trong vòng khoảng tháng rưỡi là bệnh mất ngủ sẽ chấm dứt.

3. Một số chú ý khi bạn sử dụng gừng:

– Không nên gọt vỏ: Nhiều người thường gọt vỏ khi ăn gừng mà không hề biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh.

– Không nên ăn gừng trong một thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận hay bệnh tiểu đường...

– Không nên ăn nhiều gừng: Mặc dù gừng có khá nhiều tác dụng nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng.

(ST)


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Jul 28, 2014

Mặt trái của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể giúp ích người bệnh trong những trường hợp nhiễm trùng nặng. Rất nhiều những đơn thuốc đã được kê trong đó có sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thì chúng ta cũng không thể làm ngơ trước những mặt có hại của loại thuốc được ví như con dao hai lưỡi này.

Dưới đây là 7 tác động tiêu cực của thuốc kháng sinh mà bạn cần phải được nhận thức rõ ràng:

1. Béo phì

Một trong những tác động tiêu cực đáng ngạc nhiên của thuốc kháng sinh là việc chúng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh béo phì. Tiến sĩ Martin J. Blaser - một chuyên gia nghiên cứu về vi trùng học - cho biết: Những người uống thuốc kháng sinh từ sớm có nguy cơ béo phì rất cao. Trên thực tế, các con vật nuôi công nghiệp được cho sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng thấp để tăng trọng. Điều này cũng không loại trừ nguy cơ thuốc kháng sinh khiến con người ngày càng phát phì.

mat-trai-cua-thuoc-khang-sinh-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

2. Hen suyễn

Thuốc kháng sinh có thể quét sạch nhiều loại vi khuẩn, trong đó có H. pylori. Đây được coi là một vi khuẩn có hại, nó có mặt ở hầu hết bên trong dạ dày của mỗi người.  Tuy nhiên, thực tế thì H. pylori cũng có một số lợi ích đáng ngạc nhiên. H. pylori xuất hiện để ngăn chặn phản ứng miễn dịch, giúp con người giảm thiểu 30% nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn.

3. Chứng ợ nóng

H. pylori cũng giúp cơ thể chống tình trạng trào ngược axit. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người không có vi khuẩn H. pylori sẽ có nhiều khả năng mắc chứng ợ nóng, vì H. pylori giúp điều chỉnh lượng axit trong dạ dày. Mặc dù loại vi khuẩn này có mặt tiêu cực liên quan đến ung thư dạ dày nhưng nó cũng chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc kháng sinh “quét sạch” vi khuẩn H. pylori cũng có thể gây ra một hậu quả không mong muốn, chẳng hạn như chứng trào ngược axit.

4. Bệnh tiểu đường

Như chúng ta đã biết, cơ thể của những người bị tiểu đường type 1 không thể hoặc ít sản xuất ra insulin. Các nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng kháng sinh quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 1. Bởi lẽ, thuốc kháng sinh tiệu diệt các vi khuẩn có lợi trong ruột, điều này cũng đồng thời thay đổi hệ thống miễn dịch. Kết quả là nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nơi mà hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào tuyến tụy. Vì thế, tuyến tụy không tiết được hóc môn insulin (là hóc môn có tác dụng chuyển hóa carbonhydrate).


Ảnh minh họa

5. Bệnh viêm ruột (IBD)

Bệnh viêm ruột (Inflammatory Bowel Disease - IBD) gây viêm mãn tính ở đường tiêu hóa, làm đau bụng, tiêu chảy và có thể gây suy nhược cơ thể. Các nhà nghiên cứu Đan mạch đã phát hiện ra rằng, 84% trẻ em mắc bệnh viêm ruột nhiều khả năng đã được sử dụng kháng sinh trước đó. Bằng cách giết chết các vi khuẩn có lợi trong ruột, thuốc kháng sinh đưa con người đến với nguy cơ phát triển bệnh viêm ruột ngày càng cao.

6. Bệnh Celiac 

Bệnh Celiac (bệnh đường ruột do cơ thể không hấp thu được chất gluten) là một bệnh tiêu hóa gây tổn thương ruột non và gây cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Những chẩn đoán về bệnh Celiac tăng lên gấp 4 lần kể từ những năm 1950, một phần trong những nguyên nhân gây ra là do mức sử dụng kháng sinh tăng lên. Khi các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu y tế của Thụy Sĩ, họ đã phát hiện ra mối liên hệ giữa thuốc kháng sinh và bệnh Celiac khi có tới hơn 40% số người mắc bệnh này đã sử dụng liều lượng lớn kháng sinh trước đó.


Ảnh minh họa

7. Nhiễm trùng do kháng thuốc

Lạm dụng kháng sinh quá nhiều sẽ làm tăng tỉ lệ kháng thuốc, dẫn đến nhiễm trùng nặng do vi khuẩn nhờn thuốc dẫn đến điều trị khó khăn hơn. Một ví dụ tiêu biểu là trường hợp nhiễm vi khuẩn kháng thuốc Clostridium difficile.

Khi thuốc kháng sinh tiêu diệt hết các vi khuẩn tốt trong ruột của bạn thì nó lại tạo điều kiện cho Clostridium difficile phát triển đông đúc hơn. Clostridium difficile gây tiêu chảy, ảnh hưởng đường ruột và có thể làm chết người. Vì thế bạn cần hết sức thận trọng với những trường hợp kháng thuốc nguy hiểm.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Sắt quan trọng như thế nào với cơ thể?

Sắt là một yếu tố vi lượng rất cần cho cơ thể. Cung cấp đủ sắt sẽ giúp bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Thiết hụt sắt sẽ gây ra mệt mỏi, suy nhược, thiếu máu, móng tay của bạn trở nên giòn, dễ gãy và sự trao đổi chất của cơ thể cũng chậm lại,... Rõ ràng, thiếu sắt sẽ gây ra một loạt những ảnh hưởng tiêu cực. Dưới đây là 7 lý do chính để bạn cần bổ sung đầy đủ vi chất này:

1. Các tế bào hồng cầu khỏe mạnh

Một trong những lý do cơ thể cần chất sắt là để xây dựng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Sắt là thành phần chủ yếu tạo nên hemoglobin - loại protein trong hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Trên thực tế, sắt vô cùng quan trọng đối với hemoglobin, có đến 70% lượng sắt trong cơ thể bạn được tìm thấy trong hemoglobin.

Thiết sắt sẽ không thể sản xuất đủ hemoglobin, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và có thể dẫn đến thiếu máu. Vì vậy, những người trưởng thành được khuyến nghị bổ sung cho cơ thể 18 mg sắt/ngày đối với phụ nữ và 8 mg/ ngày đối với nam giới.

sat-quan-trong-nhu-the-nao-voi-co-the-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

2. Cơ bắp chắc khỏe

Trong khi phần lớn chất sắt được tìm thấy trong hemoglobin thì một số phần còn lại được tìm thấy trong cơ bắp. Cơ thể chúng ta cần sắt để xây dựng những khối cơ bắp mạnh mẽ, rắn chắc. Cung cấp đủ hàm lượng sắt giúp cho cơ bắp của bạn chắc và có độ đàn hồi, đặc biệt với đấng mày râu. Ngoài ra, quá trình vận chuyển oxy được thực hiện bởi hemoglobin cũng là yếu tố quyết định đối với sự co cơ. Nồng độ sắt thấp dễ khiến cơ bắp phục hồi chậm dẫn đến nhức mỏi.

3. Chức năng nhận thức

Như trên đã đề cập, sắt là thành phần chính tạo nên hemoglobin, loại protein có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Bộ não người cần oxy để thực hiện các chức năng và sự thật là nó sử dụng đến 20% oxy trong máu của bạn. Khi não được cung cấp đầy đủ oxy và lưu lượng máu thì chức năng nhận thức sẽ được tăng cường cũng như sản sinh các nơ-ron thần kinh mới. Thiếu sắt dẫn đến giảm khả năng ghi nhớ, thiếu tập trung, tiếp thu kém,…

sat-quan-trong-nhu-the-nao-voi-co-the-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

4. Cải thiện tâm trạng

Một lợi ích đáng ngạc nhiên mà chất sắt mang đến cho sức khỏe của bạn đó chính là khả năng cải thiện tâm trạng. Sắt là một vi chất vô cùng quan trọng trong sự tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là dopamine, norepinephrine và serotonin. Đây là những chất dẫn truyền thần kinh giúp não hoạt động tốt, tạo nên sự hưng phấn, giúp bạn có được tâm trạng thoải mái theo hướng tích cực.

5. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh 

Sắt là một trong những chất dinh dưỡng tham gia tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và hoạt động tốt. Một khi bị thiếu sắt, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ suy giảm và gặp khó khăn trong việc chống lại “những kẻ xâm lược” cơ thể, gây ra bệnh tật, ốm đau. Tuy nhiên, cung cấp quá nhiều sắt cũng có thể gây trở ngại cho hệ thống miễn dịch thực hiện đúng chức năng. Đó là lý do vì sao chúng ta cần bổ sung sắt với liều lượng vừa phải trong mức cho phép.

6. Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể

Nếu cảm thấy mình thường xuyên bị lạnh, đó có thể là bởi vì bạn đã thiếu máu, thiếu sắt. Vi chất này giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách đảm bảo lưu lượng máu tuần hoàn khắp cơ thể. Có được nhiệt độ cơ thể thích hợp không chỉ đơn thuần giúp bạn cảm thấy thoải mái mà nó còn rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất. Cung cấp đủ sắt sẽ đảm bảo nhiệt độ cơ thể bạn được điểu chỉnh tốt hơn.

7. Tạo năng lượng

Một trong những lợi ích quan trong nhất của sắt chính là duy trì năng lượng cho cơ thể. Một khi thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu khiến bạn mệt mỏi, giảm khả năng làm việc. Hiển nhiên, thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng và bạn cần đảm bảo đầy đủ vi chất này. Chúng ta có thể cung cấp sắt cho cơ thể bằng cách tiêu thụ các thực phẩm như thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản,…

Người ăn chay có thể bổ sung sắt thông qua các loại đậu, ngũ cốc, rau bina, trái cây,… Bên cạnh đó cũng cần tăng cường vitamin C để cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Ăn kem lợi hay hại?

Lợi ích: cung cấp năng lượng

Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng có trong các loại kem của những thương hiệu khác nhau có nhiều sự chênh lệch nhưng theo các nhà khoa học thì các loại kem nói chung đều là một nguồn năng lượng tuyệt vời. Kem giàu carbohydrate, chất béo và protein. Một phần kem thông thường được phục vụ tại các nhà hàng cũng chứa khoảng 7 gam chất béo và 2 gam protein.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một nửa cốc kem vani cung cấp 137 kcal năng lượng, gấp đôi một nửa cốc sữa nguyên kem. Kem là một lựa chọn tốt khi bạn cần năng lượng tức thì sau một chuỗi hoạt động hoặc nếu bạn cần tăng cân, nên nhớ quá gầy cũng khiến bạn thiếu hấp dẫn như thừa cân vậy.

Lợi ích: là nguồn vitamin và khoáng chất 

Kem cũng là một nguồn dinh dưỡng phong phú với hàm lượng vitamin và khoáng chất khá cao. Theo nhiều nghiên cứu đáng tin cậy, kem chứa một số khoáng sản quan trọng, đặc biệt là canxi và phốt pho. Kem cũng chứa nhiều vitamin, bao gồm vitamin A, C, D và E, cũng như thiamin, riboflavin, niacin, folate và vitamin B-6 và B-12. Nó cũng cung cấp một lượng nhỏ vitamin K, một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện quá trình đông máu.

an-kem-loi-hay-hai-song-khoe-cung-toi

Là món ăn được yêu thích nhất trong mùa hè, ăn kem có những lợi ích nhất định thế nhưng bạn cũng cần thận trọng với những tác hại của món ăn này. Ảnh minh họa

Tác hại: có thể gây tăng cholesterol 

Kem là một thực phẩm giàu chất béo, các nhà khoa học tìm thấy thành phần của nhiều loại kem có chứa từ 10% -16% chất béo từ sữa. Chất béo trong sữa chủ yếu là chất béo bão hòa hay còn được gọi là cholesterol. Khi mức độ cholesterol trong máu của bạn quá cao, nó có thể hình thành các mảng bám, các mảng bám này tích tụ trên thành động mạch của bạn và gây cản trở lưu thông máu. Quá trình này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Kem cũng chứa rất nhiều đường. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như tăng cân, sâu răng và tăng nồng độ triglyceride-một loại chất béo không lành mạnh- trong máu. Để giảm nguy cơ cholesterol cao và các vấn đề liên quan đến tim mạch, bạn cần dùng kem với khẩu phần vừa phải hoặc lựa chọn loại kem làm từ sữa ít béo, ít đường.

Tác hại: có thể gây dị ứng vì chứa lactose 

Kem có thể gây ra vấn đề cho một số người có tiền  sử dị ứng lactose trong sữa vì nó là sản phẩm làm từ sữa và có chứa lactose. Những người bị thiếu lactase, một loại men tiêu hóa cần thiết để tiêu hóa lactose, có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa nếu như họ ăn kem. Các vấn đề này bao gồm khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy và mệt mỏi.

Nếu bạn bị dị ứng lactose bạn có thể uống bổ sung men tiêu hóa lactase khi ăn kem để làm giảm bớt vấn đề về tiêu hóa, hoặc bạn có thể thay thế kem với một sản phẩm đông lạnh tương tự làm bằng sữa đậu nành.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

Tìm hiểu chứng "đột quỵ"

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) đứng hàng thứ tư trong số những nguyên nhân gây tử vong và là nguyên nhân chính gây tàn tật ở người lớn. Vì thế, bạn cần phải trang bị một số hiểu biết nhất định về đột quỵ để bảo vệ mình và người thân. Dưới đây là 7 điều bạn cần phải biết về chứng đột quỵ:

1. Phân loại đột quỵ

Đầu tiên bạn cần biết phân biệt các loại đột quỵ. Đột quỵ phân chia thành 2 loại: Xuất huyết não (vỡ mạch máu não làm cho máu trong lòng mạch thoát ra ngoài, tràn vào trong gây phá huỷ và chèn ép mô não) và Nhồi máu não (tắc nghẽn mạch máu não làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc. Dù được gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau nhưng kết quả cuối cùng sẽ là tổn thương não gây hậu quả nghiêm trọng.

2. Dấu hiệu cảnh báo 

Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ là cực kỳ quan trong bởi nó có thể gây tử vong nếu không xử lý kịp thời. Hãy để ý các dấu hiệu của đột quỵ ở khuôn mặt, cánh tay, giọng nói… Trong cơn đột quỵ, một người có thể đột ngột thấy tê cứng, không cử động hoặc không nói được, thị lực giảm sút, tim đập nhanh… Nếu vậy thì bạn hãy nhanh chóng gọi cấp cứu để được hỗ trợ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.

tim-hieu-chung-dot-quy-song-khoe-cung-toi

Đột quỵ đứng hàng thứ tư trong số những nguyên nhân gây tử vong và là nguyên nhân chính gây tàn tật ở người lớn... Ảnh minh họa

3. Triệu chứng ở phụ nữ 

Bên cạnh những dấu hiệu cảnh báo mà chúng tôi đã đề cập thì phụ nữ cũng thường có thêm các triệu chứng đặc trưng để nhận biết đột quỵ như: Đau mặt hoặc chân, bị nấc, buồn nôn, cảm thấy mệt, đau ngực, khó khở, hồi hộp… Tất cả các triệu chứng này đều đến rất đột ngột. Xem xét những dấu hiệu này ở những người phụ nữ đang trong trạng thái bình thường thì xuất hiện các triệu chứng mà do phải do tác động của yếu tố bên ngoài.

4. TIA - thiếu máu não cục bộ

TIA (Transient Ischemic Attacks) là tình trạng thiếu máu não cục bộ tạm thời mà bạn cần biết. Nó còn được xem như là yếu tố dự báo những cơn đột quỵ trong tương lai. Các triệu chứng của TIA gần giống với triệu chứng của thiếu máu não cục bộ nhưng chúng không dẫn đến tổn thương hay khuyết tật vĩnh viễn. Trên thực tế, sự tắc nghẽn này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, không gây hại lập tức nhưng bạn không được chủ quan vì chúng thường kéo theo một cơn đột quỵ lớn về sau.

tim-hieu-chung-dot-quy-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

5. Điều trị và phục hồi cơ bản

Đối với đột quỵ gây ra bởi cục máu đông thì các bác sĩ có thể chỉ định dùng Activase (thuốc tiêu huyết khối) trong vòng 3 giờ đồng hồ đầu tiên để phá vỡ các cục máu đông. Đó là lý do tại sao bạn cần phải phát hiện đột quỵ càng sớm càng tốt. Sau khi cơn đột quỵ được điều trị, bệnh nhân sẽ bắt đầu quá trình phục hồi với vật lý trị liệu và những liệu pháp chuyên môn do bác sĩ hướng dẫn.

6. Phòng ngừa

80% cơn đột quỵ có thể được ngăn ngừa - đây quả là một thông tin tuyệt vời. Thật may mắn khi phòng ngừa đột quỵ không quá khó khăn để thực hiện. Điều quan trọng là bạn cần thay đổi lối sống. Bỏ hút thuốc, hạn chế uống rượu, giữ mức cholesterol và huyết áp của bạn trong một phạm vi tương đối an toàn, tập thể dục thường xuyên, ăn uống theo chế độ ít muối và chất béo cũng góp phần làm giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

tim-hieu-chung-dot-quy-song-khoe-cung-toi

Ảnh minh họa

7. Ai cũng có thể bị đột quỵ

Một trong những sai lầm hoang đường nhất về đột quỵ chính là chứng bệnh này chỉ xảy ra đối với người già. Trên thực tế, bất cứ người nào, mọi lứa tuổi đều có thể bị đột quỵ - thậm chí là trẻ sơ sinh! Bên cạnh việc thông tin này khiến bạn ngạc nhiên thì hãy xem xét tầm quan trọng của việc phòng ngừa và phát hiện đột quỵ để có thể bảo vệ mình và người thân được kỹ lưỡng hơn.


Sống Khỏe Cùng Tôi, Sống Khỏe, Sức Khỏe, Suc Khoe, Song Khoe

 
Edit Ứng dụng iphone 3G | And Tin tuc cong nghe - Video tổng hợp hay nhất | Câu lạc bộ kiến trúc